Câu 1:Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu: 0,5 điểm
A. Phương vị ngang B. Phương vị đứng
C. Hình nón đứng D. Hình nón ngang
Câu 2:Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:0,5 điểm
A. Hình nón đứng và hình trụ đứng
B. Phương vị ngang và hình trụ đứng
C. Phương vị ngang và hình nón đứng
D. Phương vị đứng và hình trụ đứng
Câu 3:Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào:0,5 điểm
A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
Câu 4:Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành: 0,5 điểm
A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
D. Giớ Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 5:Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy:0,5 điểm
A. Võ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người
B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới
C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn
D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất
Câu 6:Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ: 0,5 điểm
A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật
B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo,…
C. Hoạt động của núi lửa
D. Các hoạt động của ngoại lực
Câu 7:Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: 0,5 điểm
A. Xích đạo B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Hàn đới
Câu 8:Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?0,5 điểm
A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
B. Khiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Phần tự luận
Câu 1: (2 điểm)
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sạo?
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3:. (1 điểm)
Hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?
Câu 1. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu phương vị đứng.
Chọn: B.
Câu 2. Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị ngang và hình trụ đứng.
Chọn: B.
Câu 3. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.
Chọn: A.
Câu 4. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
Chọn: B.
Câu 5. Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới.
Chọn: B.
Câu 6. Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật.
Chọn: A.
Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ hàn đới bởi hàn đới có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là rất lớn, luôn luôn trên 30 độC.
Chọn: D.
Câu 8. Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Chọn: D.
Phần tự luận
Câu 1.
– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm. (1 điểm)
– Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống. (1 điểm)
Câu 2.
– Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. (0,75 điểm)
– Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. (0,75 điểm)
– Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp. (0,75 điểm)
– Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng. (0,75 điểm)
Câu 3.
– Sườn tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm. (0,5 điểm)
– Sườn đông: Do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô. (0,5 điểm)
Câu 1. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu phương vị đứng.
Chọn: B.
Câu 2. Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị ngang và hình trụ đứng.
Chọn: B.
Câu 3. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.
Chọn: A.
Câu 4. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
Chọn: B.
Câu 5. Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới.
Chọn: B.
Câu 6. Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật.
Chọn: A.
Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ hàn đới bởi hàn đới có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là rất lớn, luôn luôn trên 30 độC.
Chọn: D.
Câu 8. Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Chọn: D.
Phần tự luận
Câu 1.
– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm. (1 điểm)
– Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống. (1 điểm)
Câu 2.
– Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. (0,75 điểm)
– Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. (0,75 điểm)
– Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp. (0,75 điểm)
– Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng. (0,75 điểm)
Câu 3.
– Sườn tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm. (0,5 điểm)
– Sườn đông: Do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô. (0,5 điểm)