Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một quốc gia
A. đang phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. độc lập có chủ quyền lãnh thổ.
C. đang tiến hành cải cách theo tư bản chủ nghĩa.
D. có nền kinh tế phát triển mạnh.
Câu 2. Sau khi thất bại trong kế hoạch ” Đánh nhanh thắng nhanh” thực dân Pháp đã
A. tấn công ra Bắc kì.
B. đánh vào Gia Định.
C. tấn công kinh thành Huế.
D. ngừng tác cuộc tấn công.
Câu 3. Năm 1862 cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã giải phóng được nhiều vùng thuộc hai tỉnh
A. Gia Định và An Giang.
B. Gia Định và Định Tường.
C. Vĩnh Long và Hà Tiên.
D. Định Tường và Biên Hòa.
Câu 4. Bước đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Trực xây dựng căn cứ ở đâu?
A. Hòn Chông
B. Tân An
C. Tân Phước
D. Kiên Giang
Câu 5. Kế hoạch “ Đánh nhanh, thắng nhanh”được Pháp áp dụng đánh chiếm nơi nào?
A. Gia Định
B. Đà Nẵng.
C. Miền Đông Nam Kì
D. Miền Tây Nam Kì
Câu 6. Tổng chỉ huy quân triều đình ở Đà Nẵng và Gia Định từ 1858 đến 1861 là ai?
A. Phan Văn Nghị.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 7. Đồn Chí Hòa do ai chỉ huy xây dựng?
A. Phan Thanh Giản
B. Nguyễn Tri Phương
C. Vũ Duy Ninh
D. Trương Định
Câu 8. Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam kì rơi vào tay Pháp Trương Quyền đã lãnh đạo nghĩa binh lập căn cứ mới ở đâu?
A. Tây Ninh.
B. Bến Tre.
C. Vĩnh Long.
D. Tiền Giang.
Câu 9. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của trều Nguyễn đối với thực dân Pháp là:
A. Nhâm Tuất ( 1862).
B. Giáp Tuất ( 1874).
C. Hác – măng (1883).
D. Pa – tơ – nốt ( 1884).
Câu 10. Trước thái độ bạc nhược, hèn nhát của triều đình thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây nam kì trong vòng
A. ba ngày ( từ 20 đến 22/6/1867).
B. bốn ngày ( từ 20 đến 23/6/1867).
C. năm ngày ( từ 20 đến 24/6/1867).
D. một tháng ( từ tháng 5 đến tháng 6/1867)
câu 1:b
câu 3:b
1b ( đến giữa thế khỉ 19 Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, dưới sự quản lí của triều đình nhà Nguyễn, cho tới khi việc kí kết hai bản hiệp ước Hắc Măng và Pa tơ nốt=> Việt Nam chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiên
2B. sau khi thất bại kế hoạch đanh nhanh thắng nhanh ở mặt trận Đà Nẵng, quân Pháp cùng một số bộ phận quân sự Tây Ban Nha chuyển vào tấn công thành Gia Định và thực hiện kế hoạch ” chinh phục từng gói nhỏ”
3B :Năm 1862, triều đình Huế phong Trương Định chức Phó lãnh binh tỉnh Gia Định. Phối hợp với phong trào chung các nơi, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ngày càng lớn mạnh. Trong năm 1862, phong trào dâng lên khắp nơi, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia. Tháng 3 năm 1862, quân Pháp đã phải rút nhiều đồn vì sợ bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt. Phần lớn các thị trấn, các quận huyện quan trọng của hai tỉnh Gia Định và Định Tường đều được giải phóng.
4B : Năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đôngsông Vàm Cỏ ĐôngSông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp thuộc lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bà… (12/1861), rồi lập căn cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc.
5B. năm 1858 liên quân Pháp & Tây BAn Nha thức hiện xâm lược Việt Nam với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh nhưng vấp phải sự kháng cự của nhân dân và sự chỉ huy của tướng Nguyễn tri Phương nên đã thất bại kế haochj này
6B : Năm 1858 Nguyễn Tri Phương chỉ đạo quân và dân thực hiện kế vườn không nhà chống, làm thất bại kế đánh nhanh thắng nhanh của quân xâm lược, giam chân chúng 9 tháng trên bán đảo Sơn Trà; Năm 1860 ông được cử vào thành Gia Định để chấn giữ, tại đây ông có cho xay dựng căn cứ Đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.
7B
8A: Cuối tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, phong trào kháng chiến ở nhiều nơi đã bị đối phương dập tắt hay làm cho suy yếu, nên quân Trương Quyền vừa thiếu thốn nhiều mặt vừa lâm cảnh thế cô. Vì thế, ông phải đưa quân rút vào rừng sâu ở Suối Giây, một nơi nghèo nàn, dân thưa, lúa ít ở phía bắc rừng Tây Ninh.
9 A : hiệp ước Nhâm Tuất thể hiên sự nhu nhược của triều đinh nhà Nguyễn, Đây chính là hòa ước bất bình đẳng “đầu tiên” của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho “cuốn vong quốc sử Việt Nam” từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20
10 C:
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20-6-1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành. Trong vòng 5 ngày (từ 20 đến 24-6-1867), Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.