Câu 1 : Địa hình Bắc Mĩ có đặc điểm gì ? Câu 2 : Lập bảng so sánh đặc điểm các khu vực địa hình Bắc Mĩ và Nam Câu 3 : Trình bày các môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ ? Giải thích vì sao vùng đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang mạc
Câu 1 : Địa hình Bắc Mĩ có đặc điểm gì ? Câu 2 : Lập bảng so sánh đặc điểm các khu vực địa hình Bắc Mĩ và Nam Câu 3 : Trình bày các môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ ? Giải thích vì sao vùng đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang mạc
Cho mk CTLHN nhé
Câu 1 :
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
– Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
– Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
– Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Câu 2 :
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
Câu 3 :
Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
– Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn.
– Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
– Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
– Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
– Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
– Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
– Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.
Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
Câu 1: Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
– Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
– Ở giữa là đồng bằng rộng lớn như một lòng máng lớn .
– Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Câu 2: nhác lập bảng góa :>>
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
Câu 3:
– Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
– Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.
Chúc học tốt nhé :33