Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội? Câu2: tình hình phát

Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội?
Câu2: tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ

0 bình luận về “Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội? Câu2: tình hình phát”

  1. câu 1

    thuận lợi

    + Địa hình:
    – Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
    -> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
    + Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
    – Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
    – Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
    – Nguồn sinh thủy tốt .
    -> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
    + Khoáng sản, thủy năng:
    – Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
    – Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
    -> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
    + Lâm sản, thủy sản:
    – Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
    – Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
    – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang
    + Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
    – Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu)
    -> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển – đảo

    * Các hạn chế:
    + Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
    + Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
    + Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.

    câu 2

     Tình hình phát triển ngành công nghiệp

    – Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh,  chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. – Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng. Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng…

    – Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

    -Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,… Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì: – Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung và phía Nam). – Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú. + Đông Nam Bộ có nguồn nguyên nhiên liệu về nông sản (cà phê, tiêu điều…), dầu mỏ khí đốt. Nằm gần vùng nguyên liệu giàu có ở Tây Nguyên.

    Bình luận
  2. Câu 1: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội?

    Thuận lợi:
    – Vị trí địa lí:
    + Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và ÚC. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
    + Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
    – Sông ngòi:
    + Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
    + Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
    – Khí hậu:
    + Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động – thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.
    + Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
    – Biển:
    + Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
    + Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
    – Tài nguyên thiên nhiên:
    + Hệ sinh vật phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú với số lượng lớn.
    + Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
     Khó khăn:
    – Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
    – Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…
    – Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược

    Câu2: tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ?

    – Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng: 59,3% ( 2002).
    – Cơ cấu cân đối, đa dạng.
    – Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và phát triển: Hóa dầu, điện tử, công nghệ cao…
    – TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các TTCN lớn của vùng.
    – Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sx, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

    Bình luận

Viết một bình luận