Câu 1. Đọc bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Câu 1. Đọc bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a. Xác định tên tác giả, tên văn bản và thể loại bài thơ?
b. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu? tác dụng của biện
pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung như thế nào?
c. Hai câu thơ cuối khắc họa tâm trạng gì của nhà thơ? Từ ngữ nào thể hiện rõ
nhất?
Câu 2. Đọc bài thơ sau:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân viên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt bán thuyền.
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuâ
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
a. Xác định tác giả, tên tác phẩm, thể loại của bài thơ trên?(Phần phiên âm)
b. Hai câu thơ đầu khắc họa không gian và thời gian như thế nào?
c. Hai câu thơ cuối cho thấy công việc gì của người chiến sĩ cách mạng?
Câu 3. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận chung về hai bài thơ trên
làm câu 3 thôi nha

0 bình luận về “Câu 1. Đọc bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

  1. HCM là anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là nhà thơ lớn của VN. “Cảnh khuya” là 1 trg những bài thơ tiêu biểu của Người, đc sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối năm 1947. Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm vs thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

        Hai câu đầu bài thơ miêu tả cảnh đẹp trong 1 đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc:

                  “Tiếng suối trg như tiếng hát xa

                    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

        Thật ấn tượng khi tác giả sd nghệ thuật so sánh ở câu đầu. Tiếng suối là âm thanh của tự nhiên đc ví vs tiếng hát xa là âm thanh của con người. Âm thanh ấy làm nổi bật vẻ tĩnh lặng của núi rừng trg đêm. Thiên nhiên ko lạnh lẽo, xa lạ mà gần gũi vs con người và có sức sống trẻ trung. nếu câu 1 HCM miêu tả thiên nhiên = âm thanh thì sang đến câu 2, thiên nhiên đc miêu tả = hình ảnh: ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cảnh vật có hình khối, đường nét đa dạng vs 2 mảng màu sáng và tối, thiên nhiên thật lung linh, huyền ảo, chập chờn. Nét đặc sắc của câu thơ là nhà thơ đã sd thành công nghệ thuật điệp ngữ “lồng”. Lồng là đan cài vào nhau, quấn quýt lấy nhau, hòa quyện vào nhau.

        Nếu như 2 câu đầu thiên nhiên đã hiện lên tuyệt đẹp thì đến 2 câu cuối, con người xuất hiện giản dị mà nổi bật

               “cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

        Nhà thơ đã sd thành công bptt so sánh và điệp ngữ chuyển tiếp “chưa ngủ”. ánh trăng đêm nay đẹp quá, tiếng suối chảy róc rách từ xa vọng lại, những cây cổ thị đc ánh trăng chiếu sáng mà dệt nên biết bao hình thì, cảnh có khác gì 1 bức tranh sơn thủy hữu tình đâu chứ. Nhưng ngắm cảnh ko phải là lí do chính Người chưa ngủ mà lí do chính khiến Người chưa chợp mắt đc “vì lo nỗi nc nhà”. Bài thơ ra đời cuối năm 1947 khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc trg đk lực lượng của ta còn non yếu. Điều đó khiến Bác vs tư cách là người đứng đầu phải lo nghĩ, tìm cách đối phó. Và chính trong 1 phút nghỉ ngơi, Người mới phát hiện ra vẻ đẹp của vầng trăng. Như thế càng làm nổi bật lên trên hết con người HCM là tấm lòng vì dân, vì nước sâu nặng

        Tóm lại, “Cảnh khuya” của HCM là bìa thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, đã vẽ lên 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ vs sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và tinh thần chiến sĩ. Bài thơ giúp em hiểu thêm về Bác Hồ để từ đó mà thêm trân trọng, kính mến và mong 1 ngày đc lên vùng Việt Bắc để đc ngắm vẻ đẹp của vầng trăng nơi non cao

    Bình luận
  2. Hai bài thơ Cảnh khuya cùng Nguyên tiêu đã cho chúng ta cái nhìn chân thực về người thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh. Cả hai thi phẩm đều được viết ở chiến khu Việt Bắc và mang theo bao tâm tình của thi nhân. Ta không khỏi mê man bởi cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Đó là tiếng suối, là ánh trăng, là hoa, tất cả tô điểm cho cảnh đêm nơi chiến khu. Và dẫu là một nơi trên rừng một mình tĩnh lặng, hay là khi du dương trên con thuyền cùng đồng đội trong việc quân thì ta cũng thấy được cái đẹp của tâm hồn Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn tràn ngập trong thơ Bác và là sức sống mạnh mẽ giúp Bác thêm niềm tin tưởng. Nhưng với thiên nhiên, với người bạn tri âm tri kỉ, ta vẫn thấy hồn thơ Hồ CHí Minh nặng trĩu những suy tư, lo lắng cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Có lẽ nỗi lòng người lãnh tụ thì chẳng bao giờ phai mờ. Và đó cũng là yếu tố tạo nên chất thép thật đặc biệt trong cả hai bài thơ. 

    Bình luận

Viết một bình luận