Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:
NGỌN LỬA
Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.
Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc. họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng n của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ân.
Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mỗi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuỐc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”
Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.
Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hởi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. […]
(Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 – 87
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích
Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối vớ những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?
Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa
Câu 1. Ngôi kể: ngôi thứ ba
Câu 2. Lời dẫn trực tiếp:
“Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”
“Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”
Câu 3. Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông đầu tiên và người thứ hai vì:
– Người đàn ông đầu tiên đã cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn
– Nhờ mồi lửa của người đàn ông thứ hai, cả đoàn người mới có ánh sáng để lên đường an toàn
-> Hai người đàn ông trên đều sẵn sàng chia sẻ với người khác, cứu giúp được mọi người; không chỉ vậy, nhờ đó mà mồi lửa của hai người họ mới không bị tắt ngúm
Câu 4. Nhan đề Ngọn lửa:
– Nhan đề ngọn lửa không chỉ mang ý nghĩa thực – ngọn lửa dùng để sưởi ấm, chiếu sáng mà còn là ngọn lửa của tình yêu thương.
– Mỗi người đều có một ngọn lửa trong mình, điều quan trọng là ta có sẵn sàng biết sẻ chia để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi. Bởi vậy mỗi người cần biết đem ngọn lửa ấy lan tỏa đến mọi người để thế giới này luôn ngập tràn tình yêu thương, sẻ chia.
Câu 1 : Ngôi kể : Thứ 3.
Câu 2 :
-Lời dẫn trực tiếp là : “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.
Câu 3 :
-Với cách ứng xử hai người đàn ông đầu tiên vì :
+Người đàn ông đầu tiên là một con người tốt bụng vì đã cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Âu.
+Người đàn ông thứ hai cũng là người có lòng tốt vì mở chiếc lồng sưởi của mình để mỗi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo và từ đó ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
$⇒$Việc làm của hai người đàn ông này cho thấy cách ứng xử của họ giàu lòng nhân nghĩa, hai người tốt bụng, sẵn sàng hi sinh vì người khác , quan tâm và yêu thương mọi người . Họ đã chia sẻ lòng yêu thương và đã cho đi những thứ mình có để chia sẻ cho mọi người và đã cứu sống được những người khác .
Câu 4 :
+Ý nghĩa nhan đề “Ngọn lửa” :
$⇒$ Với nghĩa đen nhan đề “Ngọn lửa” dùng để sưởi ấm, để làm ấm cơ thể, ngọn lửa để làm sáng .
$⇒$ Với nghĩa bóng trong bài “Ngọn lửa” thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ , cho đi để giúp đỡ người khác. Ngọn lửa cháy mãi trong lòng mỗi con người và sẽ không bao giờ dập tắt – ngọn lửa của tình yêu thương, sự quan tâm ,cho đi hay sự sẻ chia .