câu 1 : Đối với nhà nho, đi nghe hát ả đào là ” ngất ngưởng” không ? câu 2 : nhận xét thái độ của Nguyễn Công Trứ đối với loại hình hát ả đào và c

câu 1 : Đối với nhà nho, đi nghe hát ả đào là ” ngất ngưởng” không ?
câu 2 : nhận xét thái độ của Nguyễn Công Trứ đối với loại hình hát ả đào và các ca nhi ả đào .

0 bình luận về “câu 1 : Đối với nhà nho, đi nghe hát ả đào là ” ngất ngưởng” không ? câu 2 : nhận xét thái độ của Nguyễn Công Trứ đối với loại hình hát ả đào và c”

  1. Câu 1

    Trả lời :

    Vì hoàn cảnh gia đình khi về sống bên nội, khi phải về bên ngoại mà cậu Củng đã phải theo học với nhiều thầy giáo khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau. Sự di chuyển nhiều nơi của gia đình đã ảnh hưởng đến việc học hành và có nhiều tác động về mặt tư tưởng của cậu Củng. Ấm Củng không thể không tiếp thu về truyền thống gia giáo, học vấn của gia đình cũng như phong hoá địa phương nơi cậu sinh thành. Đặc biệt những năm tháng ở Sơn Nam, trước tình hình quốc biến, Đức Ngạn Hầu bận rộn công việc nhiều nên không có thời giờ dạy dỗ con cái là mấy, bà Nguyễn phải thay chồng nhắc nhủ, rèn cặp con và bắt cậu Trứ phải thông hiểu Kinh truyện, thành thạo các lối văn bài. Mặc dầu biết nghe lời mẹ, nhưng hình như cậu không thích lắm với nghề văn chương, cử tử. Nguyễn Công Trứ từ trẻ đã thích thơ, song thơ của cậu toàn là thơ Nôm, ứng khẩu nhiều hơn là viết thành bài thành bản. Tuy nhiên, cậu không ứng khẩu một cách bừa bãi, mà có nhiều câu rất khí khái. 
                    Thời gian Đức Ngạn Hầu đưa vợ con về làng Uy Viễn sinh sống, vừa dạy học vừa kèm cặp cậu con trai của mình, lúc này mới 12 tuổi. Tuy còn bé nhưng so với bạn bè cùng trang lứa, Nguyễn Công Trứ nổi trội hơn trong học tập nên được nhiều người quý mến. Một điều làm cho ông bà Tần bận tâm nhất là cậu Củng rất say mê với Hát Ả đào. Từ làng Uy Viễn qua Cương Gián, sang làng Cổ Đạm là con đường xuyên ngang lớn nhất của huyện. Biết bao nhiêu lần những gánh hát Ả đào lên ngược, về xuôi đi qua cổng nhà, khiến cho chàng trai này phải dõi trông, rồi nhiều đêm cùng bạn bè đội sương đến với giáo phường. Nếu có quãng thời gian nào đó vì điều kiện đặc biệt không đến được thì lòng chàng trai họ Nguyễn đã bồi hồi nhớ:
                     Nào những lúc tiếng đàn chen tiếng hát
                  Nào những khi ngón phách lẫn ngón sềnh…

            Nguyễn Công Tần là người học rộng, hiểu sâu, ông không phủ nhận những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo của Hát Ả đào, nhưng vốn là độ đệ của nho giáo, nên ông không thể thoát ra được khỏi cái quan niệm “xướng ca vô loài”. Về điểm này thì bà Nguyễn không đồng nhất với quan điểm của chồng, bởi chính bà cũng luôn tiếc nuối những đêm hội làng với những những tiếng ca bay bổng mà mình đã từng nếm trải, bà không nỡ cấm con trai đến với giáo phưởng Ả đào. Suy đi, nghĩ lại ông Tần cũng hiểu ra và chia sẻ với tấm tình của vợ. Dần dần ông Tần ít nói, ông răn đe cậu Củng cốt để hạn chế sự ham mê quá đáng của con trai mà thôi. Hơn nữa, khi cậu Củng làm quen với hát Ả đào cũng là lúc anh từ giã cái tuổi thiếu niên. Lúc này, đến với hát Ả đào cậu Củng đã tỏ ra là một chàng trai tài tử. Anh say mê hát và có lẽ vì say hát mà anh càng hăng học nên ông bà Tần cũng bớt lo.

    Danh nhân Nguyễn Công Trứ

                 Thế rồi, với năng khiếu trời cho Nguyễn Công Trứ nổi lên giữa đám Ả đào: “Tay lướt nhẹ giữa phím đàn đáy, ông họa, phổ thơ mình vào ngững tiếng tơ, lúc phấn chấn hào hùng, lúc rưng rưng não  ruột”  . Phong thái hòa hoa, phong nhã của chàng trai họ Nguyễn đã khiến các nam thanh nữ tú có tiếng tăm trong làng hát Ả đào Xứ Cổ Đạm quý nể. Giáo phường Ả đào Cổ Đạm là một phường hát bề thế, nổi tiếng trong cả nước hồi bấy giờ. Phải nói để có được một “Giáo phường Ty đệ nhất/ Tiếng tài hoa từ thuở cỏn con” – ngoài sự sự đóng góp của bà con, họ hàng, dân làng, còn có sự đóng góp của nhiều văn nhân, tài tử gần xa. Họ vừa là quan viên cầm chầu “tom chát”, vừa là tác giả, khán giả…Những người thường xuyên lui tới Cổ Đạm, đó là tri phủ huyện Nghi Xuân Phạm Lương Hàn; nhà thơ xứ Huế, tuần phủ Hà Tĩnh Thúc Giã Thị Ưng Bình; Tú tài Võ Quốc Trọng; Tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần, Trần Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Mai, Phan Trọng Bình, Tôn Quang Phiệt…trong đó, người để lại ấn tượng sâu sắc, không ai vượt qua được Nguyễn Công Trứ. Ông vừa là kép đàn, vừa là soạn giả, vừa là giao dịch của phường; ông vừa thi nhân, vừa nghệ nhân không ai sánh kịp. Bao nhiêu người làm thơ Hát nói thường chỉ chuyên về cái chữ nghĩa văn chương, còn về phần nhạc lý, nhạc khí thì quả là hiếm hoi. Nguyễn Công Trứ thì trái lại, sự tài ba trên lĩnh vực này khiến ông đã cặp đôi được với nhiều ca nữ tài sắc vẹn toàn. Tài gãy đàn của Nguyễn công Trứ thì thật đặc biệt. Cây đàn trong tay ông dù là cung nam, cung bắc hay cung nao, cung pha, cung huỳnh…thì cũng được ông gãy một cách điêu luyện. Khi đánh đàn khuôn, tiếng gãy thấp cao, lên xuống không thừa; khi đánh đàn hàng hoa, khúc nhạc nghe tài tình biến hóa. Ngón đàn điêu luyện của ông khiến tất thảy ả đào đều phải đắm say. Nếu đào nương nào được kép Trứ đánh đàn cho để hát thì đó là niềm hạnh phúc, hãnh diện lớn lao đối với họ vì tiếng đàn đã làm thăng hoa tiếng hát của người ca nữ.
               Nguyễn Công Trứ là một kép đàn sành điệu, một nhà thơ hát nói nổi tiếng, hơn thế nữa, ông luôn thể hiện mình là người sống hết mình với Hát Ả đào. Có biết bao giai thoại còn lưu truyền kể về Nguyễn Công Trứ duyên nợ với Ả đào từ thở thiếu thời đến lúc về già. Từ giai thoại “giang sơn một gánh giữa đồng” với nàng Hiệu Thư để rồi sau này có chuyện “thuyền quyên ứ hự”…đến chuyện đem quân đi đánh miền Tuyên Quang, Cao Bằng xông pha nơi Lam Sơn chướng khí, ông vẫn đưa cả nhóm đào kép đi theo và say sưa với thú vui này. Rồi chuyện làm chủ khảo trường thi ở vào một hoàn cảnh nghiêm ngặt, ông vẫn chọn ả đào, gọt tóc trái đào giả làm tiểu đồng để thỉnh thoảng cùng nhau ca hát. Mãi cho đến 70 tuổi, về hưu rồi ông vẫn không chịu chia tay với ả đào, không những thế, càng ngày ông càng ngày càng nuôi đám ca nương trong nhà nhiều hơn. Thậm chí ông còn ngang nhiên mang ả đào lên chùa, rồi lấy một cô đào bằng tuổi con, tuổi cháu làm vợ… 
                Nét riêng của Nguyễn Công Trứ là trong những bước thăng trầm của cuộc đời mình, ông không bao giờ quên được thú Hát Ả đào; có ả đào bên cạnh không chỉ là thú vui đơn thuần, mà còn là một điều kiện cần thiết để ông thể nghiệm các bài thơ mới của mình được hay hơn; ông nương theo tiếng đàn, nhịp phách để điều chỉnh hợp lý bài hát của mình.
                Nhiều tác giả đương thời dùng dùng thơ Hát nói để phục vụ cho mục đích sinh hoạt nghệ thuật, vui chơi giải trí nhất thời hay một yêu cầu thù ứng nhất định. Còn đối với Nguyễn Công Trứ, ông đã dùng thơ Hát nói để thể hiện toàn bộ cuộc sống của ông, về cả tư tưởng, thưởng thức nghệ thuật và giao tiếp. Trước hết, ông nói về chí nam nhi của mình. Ông ôm ấp một chí làm trai, một giấc mộng anh hùng, một sở nguyện tung hoành để cho đời biết mặt, biết tiếng. Theo ông, muốn thể hiện được điều này một cách mãnh liệt, đường hoàng, thích thú thì thơ Đường và các thể loại văn chương khác không có điều kiện để nói lên, hát lên một cách trực diện. Với ông, chỉ có thơ Hát nói mới phát huy tài thao lược trong các cuộc chơi.

    Hát ả đào

               Trong thực tế cuộc đời, Nguyễn Công Trứ là người có nhiều tài, cái tài nào cũng để lại dấu ấn trong lịch sử, trong dư luận, trong các giai thoại: tài khai khẩn, tài quân sự, tài kinh luân, tài trị nước, xếp đặt giang sơn, tài học vấn, tài cầm quân dẹp giặc; tài nghệ thuật: cầm, kỳ, thi, hoạ…Và cái tài nào cũng là thiên bẩm, là tính tự nhiên: Trời đất cho ta một cái tài. Dắt lưng dành để tháng ngày chơi…”.  Một trong những cái tài đáng nói, đáng bàn cũng không thể bỏ qua, đó là cái tài hát xướng, mà người đời cho rằng là tài ngông.
             Hành động Nguyễn Công Trứ ôm đàn, quảy gánh đi theo theo đào nương để tỏ lòng ái mộ; ngăn đường xe vua để dâng kế trị nước, an dân hay đánh xe bò đi ngao du sơn thủy, dắt ả đào lên chùa v.v. đều là những việc đều là khác đời để “làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ ”. Khác với các nho sỹ thời ấy, tỏ tình bằng mảnh giấy hoa tiên, bằng những lời thơ châu ngọc, Nguyễn Công Trứ có một cách tỏ tình tha thiết, chân thành mà cũng rất cụ thể: khi say mê nàng Hiệu Thư, ông đã đi theo gánh hát, làm chân gãy đàn và gánh rương quần áo cho người đẹp; khi tỏ lòng yêu mến với tri âm, tri kỷ thì sống hết mình. 
           Nguyễn Công Trứ được mệnh danh là người rất mực đa tình. Ông đã khổ vì tình, sầu vì tình, bứt rứt vì tình:             
     Sầu ai lấp cả vòm trời, 
    Biết chăng, chăng biết, nào người tình chung?
    Xuân sầu mang tắc thiên địa,
    Giống ở đâu vô ảnh, vô hình.
     Cứ tò mò, quanh quẩn bên mình, 
    Khiến ngẩn ngẩn, ngơ ngơ đủ chứng
    Hỏi trăng gió, gió trăng hờ hững,
    Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi…
                                                    (Vịnh sầu tình )

            Tại sao ông lại sống những trạng thái tâm lý ủy mỵ ấy ? mà lạ hơn nữa là cái yêu, cái sầu, cái nhớ của ông chỉ duy nhất ở phạm vi “nhà ả đào”,”với ả đào?     
             Phải chăng, với ông:                                     
                             Trót đa mang khúc hát cung đàn
                ,            Nên dan díu mối tình chưa dứt.
                              Xá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất
                             Tiếc công đeo đẵng mấy năm trời.
                             Khi ra vào giọng nói, tiếng cười,
                             Một ngày cũng là người tri kỷ…
              .    
    Nguyễn Công Trứ cho rằng ăn chơi theo kiểu của ông là tiên cốt:
    Thi tửu cầm kỳ khách
    Phong vân tuyết nguyệt thiên
    Nợ tang bồng hẹn khách thiếu niên
    Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí…
                        (Thi tửu cầm kỳ khách)    

    Cả mối tình trong khuôn phép và một cuộc tình trong môi trường hành lạc đều được nói đến và mô tả với niềm vui, hãnh diện:
    –    Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
        Có yến yến hường hường mới thú
        Khi đắc ý mắt đi mày lại
        Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng.
    –    Kìa những người mái tuyết đã phau phau
         Run rẩy kẻ tơ đào còn mảnh mảnh
        Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh
        Nhất toạ lê hoa áp hải đường…

           Hành lạc cũng được ông quan niệm là một chuẩn mực, một giá trị của đời sống: Nhân sinh bất hành lạc/ Thiên tuế diệc vi thương (Người mà không hành lạc/ Dẫu sống nghìn tuổi cũng như chết non). Quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ đó là: Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí; Đường ăn chơi mỗi cách mỗi hay; Chơi cho lịch mới là chơi; Chơi cho đài các cho người biết tay…
            Nguyễn Công Trứ say mê và thích đi/ nghe hát Ả đào bao nhiêu thì ông càng tập trung sáng tác nhiều bài Hát nói bấy nhiêu. Đây không phải là sự đam mê nhục dục như một số người lầm tưởng. Các bài ông viết ra cho các ca nữ hát, chuyển tải nhiều tâm sự của ông trong cuộc sống.  Nguyễn Công Trứ dùng thơ Hát nói ông để vẽ ra cả một bức tranh xã hội xám xịt cho triều đình, cho nhà vua phải nhận chân sự thật: Chuồn đội mũ mượn màu đạo đức/ Thịt hay ăn một cục tham si. Ông đã đem vào thơ Hát nói cái ma lực của đồng tiền, một thứ vừa làm cho thiên nhiên m¬a tạnh mù quang, thì phút chốc đã giông dồn gió dập: Tiền tài hai chữ son khuyên ngước/ Nhân nghĩa đôi đ¬ường nước chảy xuôi…. 
           Từ trước đến nay việc đánh giá sự nghiệp văn chương cũng như thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ chưa thật thỏa đáng. Có người quá đề cao ông nhưng cũng có người xem thơ văn của ông chẳng có giá trị gì. Chẳng hạn có mấy nhà khoa bảng phán rằng: Nguyễn Công Trứ – suy cho cùng – chỉ là một “con người cá nhân công danh, hưởng lạc”… “không có ý thức khắc kỷ, phục lễ, trên kính dưới nhường mà chỉ đề cao hai chữ thích chí…” cuối cùng “lấy việc nghèo khổ làm điều xấu xa…” Và, chỉ mấy phút sau luận vội như thế thì các vị “quan toà” ấy lại dịu giọng khoan hồng: “Với Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân được khẳng định với ba phạm trù: Công danh, cái nhàn hưởng lạc và cái ta hơn người, cái ta riêng tư, tự hào, tự cho là đủ, tự trào. Chúng tạo ra trong con người ông một sự hài hoà, tự tin, phong lưu, tự do, đứng trên mọi đựơc mất, khen chê”  . Dẫu sao chúng ta cũng phải thừa nhận rằng: Sinh hoạt Hát Ả đào đã làm nảy sinh trong Nguyễn Công Trứ tư tưởng an nhàn, nhưng mặt khác Hát ả đào cũng nâng Nguyễn Công Trứ lên một tầm cao về hồn người, hồn thơ.
                Nguyễn Công Trứ không chỉ là một bậc công thần xứng danh với nền quân chủ, một nhà Nho xứng với Thánh đạo. Hơn thế nữa, ông còn là một võ tướng có tài thao lược, một nhà chính trị có tài kinh luân, một nhà kinh bang kế thế có tiết tháo. Xét về góc độ văn hóa, Nguyễn Công Trứ là một thi sỹ tài ba của nền văn học nước nhà, là bậc thầy của thơ Hát nói Việt Nam. Người đời cho rằng Nguyễn Công Trứ là người được thừa hưởng tinh hoa của nền văn minh Hà thành, sông Hồng, sông Lam (quê mẹ) và của Lam giang, Tùng lĩnh (quê cha). Nhân cách, tài năng, trí tuệ từ đó mà mà hợp thành trong một con người với một sự điều hòa kỳ diệu của những cái tương phản: giữa cái mộng và cái thực, cái ngông cuồng của kẻ lãng tử với cái nề nếp của một kẻ nho sinh, và cuối cùng là sự điều hòa của thơ văn với Khổng giáo.  
             Nói về những đóng góp của Nguyễn Công Trứ đối với nghệ thật Hát Ả đào nói chung, giáo phường Cổ Đạm nói riêng, xin được xem xét ở hai phương diện: 
              Thứ nhất, Nguyễn Công Trứ do ham thích mà đã sáng tạo ra, nâng lên một bước thành thể thơ Nôm pha chữ: Hát nói.Sự cách tân này là một đóng góp quan trọng đối với nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX.

    Câu 2 

    Thứ hai, Nguyễn Công Trứ là người dày công tập luyện, trau dồi nghề nghiệp cho các chú kép, cô đào từ lời ca, dáng vẻ và trang sức giáo phường Cổ Đạm luôn có nhiều người thanh sắc vẹn toàn, như: Hạt mưa ngâu lác đác dưới thềm son/ Làn son phấn mơ màng cung Hán đế, hay: Đờn Cổ Đạm, phách Kỳ Anh/ Đưa với đón trọn tình chung với thủy…Chính vì vậy mà người dân Hà Tĩnh nói chung, Cổ Đạm, Nghi Xuân nói riêng luôn tự hào và ý thức được rằng: Để có một giáo phường Cổ Đạm là trung tâm của hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh nổi tiếng trong thiên hạ như ngày xưa và hôm nay là nhờ gắn với tên tuổi một danh nhân tài ba lỗi lạc – Nguyễn công Trứ.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận