Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 47 ( SGK -trang 59), em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắn

Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 47 ( SGK -trang 59), em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân ?
Câu 3: Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi ?
Câu 4: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ?
Câu 5: Nêu những thành tựu về văn hóa và kinh tế của Cham -Pa?

0 bình luận về “Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 47 ( SGK -trang 59), em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắn”

  1. c1<cố gắng nha>

    Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

    – Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

    – Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

    – Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

    + Lần thứ nhất: tháng 4 – 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

    + Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

    => Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

    – Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.

    – Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

    – Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

    c2

    Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:

    – Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

    – Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

    c3

    Nước ta thời thuộc Đường có nhiều thay đổi:

    – Nhà Đường chia lại đơn vị hành chính, đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

    – Siết chặt bộ máy cai trị đến cấp huyện.

    – Sửa sang các đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân.

    => Ách đô hộ ngày càng tàn bạo, đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.

    c4

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    – Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

    – Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

    – Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

    => Cuộc khởi nghĩa thắng lợi

    c5

    – Kinh tế :

         + Người dân biết dùng đố sắt, biết tận dụng gia súc.

         + Biết trồng lúa hai vụ, trồng nhiều loại cây.

         + Nhân dân ven biển sống bằng đánh bắt, giao thương với nước ngoài.

    – Văn hóa :

         + Người Chăm có chứ viết riêng.

         + Họ theo đạo Bà La Môn và đạo phật.

         + Người Chăm có một nền nghệ thuật đặc sắc, nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

    – Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

    – Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

    – Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

    + Lần thứ nhất: tháng 4 – 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

    + Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

    => Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

    – Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa.

    – Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

    – Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

    Câu 2:

    Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:

    – Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

    – Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

    Câu 3:

    Nước ta thời thuộc Đường có nhiều thay đổi:

    – Nhà Đường chia lại đơn vị hành chính, đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

    – Siết chặt bộ máy cai trị đến cấp huyện.

    – Sửa sang các đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân.

    –>Ách đô hộ ngày càng tàn bạo, đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.

    Câu 4: 

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    – Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

    – Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

    – Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

    –> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi

    Câu 5:

    – Kinh tế :

         + Người dân biết dùng đố sắt, biết tận dụng gia súc.

         + Biết trồng lúa hai vụ, trồng nhiều loại cây.

         + Nhân dân ven biển sống bằng đánh bắt, giao thương với nước ngoài.

    – Văn hóa :

         + Người Chăm có chứ viết riêng.

         + Họ theo đạo Bà La Môn và đạo phật.

         + Người Chăm có một nền nghệ thuật đặc sắc, nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu.

    Bình luận

Viết một bình luận