Câu 1: Dụng cụ đo độ dài là gì? Kể tên một số loại thước thường dùng? Nêu cách đo độ dài? Câu 2: Thể tích của một vật là gì? Đơn vị đo thể tích? Em hã

Câu 1: Dụng cụ đo độ dài là gì? Kể tên một số loại thước thường dùng? Nêu cách đo độ dài?
Câu 2: Thể tích của một vật là gì? Đơn vị đo thể tích? Em hãy cho biết một số dụng cụ đo thể thấm nước và chìm trong nước bằng bình tràn, bình chia độ?
Câu 3: Khối lượng của một vật cho biết điều gì? Đơn vị đo khối lượng? Các dụng cụ đo khối lượng? Nêu các bước đo khối lượng một vật cân ro – béc – van
Câu 4: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực?Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu?
Câu 5: Lực là gì? Khi lực tác dụng lên vật, có thể gay ra những kết quả nào?
Câu 6: Lấy ví dụ về:
– Lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động?
– Lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng?
Câu 7: Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ? Em hãy chỉ ra hai lực cân bằng và đặt điểm của chúng trong ví dụ đã cho?

0 bình luận về “Câu 1: Dụng cụ đo độ dài là gì? Kể tên một số loại thước thường dùng? Nêu cách đo độ dài? Câu 2: Thể tích của một vật là gì? Đơn vị đo thể tích? Em hã”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: thước đo độ

    Một số thước thường dùng: Thước dây, thước kẻ,…

    Cách đo dộ dài: Canh từ vạch 0 đến số đo, đặt mắt ngang bằng với vật

    Câu 2: Đơn vị đo thể tích là: mm

    Dụng cụ: Cục nặng

    Câu 3: Khối lượng của một vật cho ta biết sức nặng của vật đó

    Đơn vị đo khối lượng: kg

    Câu 4: Trọng lực là lực hút của trái đất

    Phương thẳng đứng, chiều bằng vật

    Đơn vị đo lực là: Niu tơn, kí hiệu:(N)

    Câu 5: Lực là: đại lượng vật lí tượng trưng cho khả năng tương tác giữa các vật.

    Khi lực tác dụng lên vật, có thể gây ra những kết quả: làm thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của vật.

    Câu 6: Ví dụ: -Cái bong bóng bị gió thổi bay .

    -Khi ta đá trái bòng vào một bức tường sẽ khiến trái bóng bị móp.

    Câu 7: Hai lực cân bằng là: Hai lực có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều ,cùng tác động lên một vật.

    Một kí bông gòn và một kí sắt: nó sẽ bằng kí với nhau

    NẾU BẠN THẤY HAY THÌ HÃY VOTE CHO MÌNH 5 SAO LIỀN NHÉ!

    thanhs

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Dụng cụ đo độ dài: thước

    – Một số loại thước thường dùng: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …

    – Cách đo độ dài:

    1. Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp

    2. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

    + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

    + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

    3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

    Câu 2:

    – Thể tích của vật là lượng không gian mà vật ấy chiếm.

    – Đơn vị đo thể tích: \({m^3}\)  (mét khối), \(l\) (lít), …

    – Một số dụng cụ đo: Bình chia độ, ca đong, ….

    Câu 3:

    – Khối lượng của một vật cho biết lượng vật chất của vật

    – Đơn vị đo khối lượng: \(kg\) (kilogam), \(g\)(gam), …

    – Các dụng cụ đo khối lượng: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân Ro-béc-van, …

    – Các bước đo khối lượng một vật bằng cân Ro-béc-van:

    – Điều chỉnh số 0:

    + Điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa.

    + Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

    + Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

    Câu 4:

    – Trọng lực là lực hút của Trái Đất

    – Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất

    – Đơn vị đo lực: N (Niuton)

    Câu 5:

    – Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác

    – Khi lực tác dụng lên vật có thể làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng

    Câu 6:

    – Ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động: Sút bóng vào gôn

    – Ví dụ lực làm biến dạng vật: Lò xo bị kéo dãn dài ra

    Câu 7:

    – Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

    – Ví dụ: Kéo co, 2 đội không phân thắng bại và dây đứng yên, lực kéo của đội này cân bằng với lực kéo của đội kia.

    Bình luận

Viết một bình luận