Câu 1: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh: A.HNO3 B.H2SO4 đậm đặc C.HF

Câu 1: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:
A.HNO3 B.H2SO4 đậm đặc
C.HF D.HCl
Câu 2 :Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:
A.Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. Theo chiều số electron lớp ngoài cùng tăng dần.
C.Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
D.Theo chiều từ kim loại đến phi kim.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây không có khả năng tẩy màu ?
A. Dung dịch nước Javen. B. Dung dịch nước Clo
C. Dung dịch muối Ca(ClO)2 D.Dung dịch muối KClO3
Câu 4:Trong nước Clo
A.Chỉ có HCl, Nước. B.Chỉ có HClO, Nước.
C. Có HCl, Nước,Cl2, HClO D.Chỉ có HClO, Nước và HCl
Câu 5: Dạng nào sau đây không phải thù hình của cacbon ?
A. Khí lò cốc B.Kim cương C. Than chì D. Cacbon vô định hình
Câu 6 : Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là:
A.Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại
B.Nước vôi trong không có hiện tượng gì
C.Nước vôi trong hóa đục
D.Nước vôi trong 1 lúc rồi mới hóa đục
II/Tư luận:(7 đ)
Câu 1:(2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:
NaCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3
Câu 2 🙁 1đ ): Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl, CO2 và O2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 3: ( 3đ ) Cho m g hỗn hợp gồm K2CO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với 27,375 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu đựơc 2,24 lit khí CO2 (đktc).
a.Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b.Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng.

0 bình luận về “Câu 1: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh: A.HNO3 B.H2SO4 đậm đặc C.HF”

  1. Đáp án:

    1 C
    2 A

    3 D

    4 C

    5 A

    6 A

    II

    1>

    2nacl — dpnc –> 2na + cl2

    h2o + cl2 <—> hcl + hclo

    2hcl + fe -> fecl2 +h2

    2fecl2 +cl2 -> 2fecl3

    2>

    dẫn 4 khí qua quỳ tím ẩm

    hcl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ

    cl2 làm quỳ tím mất màu do cl2 + h20 <-> hcl + hclo ( hclo làm mất màu quỳ tím )

    2 khí còn lại ko có hiện tượng

    dẫn 2 khí còn lại qua dd ca(oh)2 ta nhận biết đc co2 tạo tủa vs ca(oh)2 :

    co2 + ca(oh)2 -> caco3 + h2o

    3>

    k2co3 + 2hcl -> 2kcl + h2o +co2

    x             2x         2x                    x

    khco3 + hcl -> kcl + h2o + co2

    y              y          y                  y

    m hcl = 20% * 27.375 = 5.475

    n hcl = 0.15

    n co2 = 0.1

    ta có hệ  2x+y = 0.15 và x+y = 0.1

    x= 0.05 và y = 0.05 

    m k2co3 = 0.05 * 138 = 6.9 g

    m khco3 = 0.05 * 100 = 5 g

    c> n kcl = 0.15 = n hcl

    % kcl =(( 0.15*74.5)/(6.9+5+27.375) )   *100 % = 28.45 %

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1.Đáp án C

    2.C

    3.D

    4.C

    5.A

    6.A

    II/ Tự luận

    Câu 1 :

    NaCl –đpnc–> Na + 1/2 Cl2

    Cl2 + H2 –as–> 2HCl

    2HCl + Fe —-> FeCl2 + H2

    2FeCl2 + Cl2 –to–>2FeCl3

    Câu 2 : 

    Trích mẫu thử 

    Cho quỳ tím ẩm vào từng mẫu thử

    – mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl

    – mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu là Cl2

    Sục 2 mẫu thử còn vào đe Ca(OH)2 dư

    – mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CO2

    CO2 + Ca(OH)2 —>CaCO3 + H2O

    – mẫu thử không có hiện tượng là O2

    Bình luận

Viết một bình luận