Câu 1. Em hãy dùng từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau đây:
a. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát chúng, vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
b. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng …………… qua vật khác trong điều kiện thích hợp.
c. Có……loại điện tích là: điện tích ………..và điện tích ………… Các vật nhiễm điện …………..thì đẩy nhau, ………… thì hút nhau.
Câu 2. Một học sinh đã làm thí nghiệm và cho ra kết quả như sau: khi đưa vật C lại gần vật A hoặc B thì thấy chúng đều hút nhau. Nhưng khi đưa vật A lại gần vật B thì thấy chúng đẩy nhau. Vậy trong ba vật A, B, C vật nào mang điện tích cùng loại vật nào mang điện tích khác loại?
Câu 3. Lấy thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào mảnh vải khô, rồi đưa chúng lại gần nhau thì thấy chúng hút nhau, biết rằng cả hai đều bị nhiễm điện. Hỏi mảnh vải khô nhiễm điện gì? Vì sao?
Câu 4. Giải thích vì sao vào mùa đông, quần áo đang mặc trên người đôi khi bị dính vào da người mặc dù da khô?
_GIÚP MÌNH VỚI_
Câu 1:
a,Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát chúng, vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
b. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng ……phóng điện……… qua vật khác trong điều kiện thích hợp.
c. Có…$2$…loại điện tích là: điện tích …âm…….. và điện tích ……dương…… Các vật nhiễm điện ……cùng dấu……..thì đẩy nhau, ……trái dấu…… thì hút nhau.
Câu 2:
$A$ và $B$ đẩy nhau ⇒ $A$ và $B$ cùng dấu
⇒ $C$ trái dấu với $A$ và $B$
Câu 3:
Âm
Câu 4:
Quần áo ma sát với da người gây nhiễm điện trái dấu
⇒ Hút nhau
Câu 1. Em hãy dùng từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau đây:
b. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng phóng điện qua vật khác trong điều kiện thích hợp.
c. Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện tích âm .Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
Câu 2. Một học sinh đã làm thí nghiệm và cho ra kết quả như sau: khi đưa vật C lại gần vật A hoặc B thì thấy chúng đều hút nhau. Nhưng khi đưa vật A lại gần vật B thì thấy chúng đẩy nhau. Vậy trong ba vật A, B, C vật nào mang điện tích cùng loại vật nào mang điện tích khác loại?
Trả lời :
Vật mang điện tích cùng loại là: vật A và vật B
Vật mang điện tích khác loại là: vật C
Câu 3. Lấy thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào mảnh vải khô, rồi đưa chúng lại gần nhau thì thấy chúng hút nhau, biết rằng cả hai đều bị nhiễm điện. Hỏi mảnh vải khô nhiễm điện gì? Vì sao?
Trả lời :
Mảnh vải khô nhiễm điện tích dương và thanh nhựa sẩm màu nhiễm điện tích âm
Vì eclectron từ mảnh vải khô dịch chuyển qua thanh nhựa sẩm màu. Nên mảnh vải khô nhiễm điện tích dương.
Câu 4. Giải thích vì sao vào mùa đông, quần áo đang mặc trên người đôi khi bị dính vào da người mặc dù da khô?
Trả lời :
Vì quần áo và da cọ xát vào nhau, tạo ra điện tích nên chúng hút nhau
Chúc bạn học tốt!