Câu 1 : em hãy nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc trên lĩnh vực kinh tế, chính trị
Câu 2 : em có nhận xét j về các chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc thời Bắc thuộc?
Câu 3 : Ngô Quyền đã chuẩn bị và đánh quân Nam Hán chủ động và độc đáo như thế nào? ( gồm có chuẩn bị và diễn biến) ?
Giúp mk với mk cần câu trả lời gấp ạ :((((
Câu 1:
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
– Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
– Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
– Nắm độc quyền muối và sắt. –
-Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Câu 2:
– Phương Bắc chủ yếu dùng chính sách bíc lột với nhân dân ta chúng vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh : vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và kìm hãm sự phát triển nhân tài.
Câu 3:
-Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
-Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
-Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
-Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
-Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
-Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
* Kế hoạch đó chủ động, độc đáo ở những điểm nào?
– Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,…
– Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…
*Diễn biến
– Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
– Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
– Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
– Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Chúc bạn học tốt!Nếu được cho mình xin CTLHN nha!
Câu 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc:
– Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
– Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt
– Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…
– Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 2: nhận xét về các chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc:
– Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc vô cùng tàn độc, tàn bạo, thâm độc, thâm hiểm, khiến nhân dân ta rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, đau thương về mặt tinh thần và thể chất.
– Muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt:
– Biến nước ta trở thành một lãnh thổ của chúng.
– Biến người nước ta thành nước của chúng.
Câu 3: Ngô Quyền đã chuẩn bị và đánh quân Nam Hán:
* Chuẩn bị:
– Năm 937, Ngô Quyền cho quân tiến vào Đại La ( Tống Bình – Hà Nội ) bắt giết Kiều Công Tiễn
– Chọn sông Bạch Đằng , xây dựng trận địa bãi cọc ngầm ,… chuẩn bị giết giặc
* Diễn biến
– Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.
– Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.
– Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
– Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
– Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
– Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.
* Kết quả: trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi về phía ta.