Câu 1. Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
Câu 2. Thông qua những kiến thức đã học, em hãy liệt kê các vị anh hùng dân tộc trong sách giáo khoa lịch sử 6 và nêu công lao của họ đối với lịch sử dân tộc.
Câu 3. Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 (dựa vào bảng thống kê sau)
Thời gian Sự kiện Nhân vật chính Kết quả
Câu 1: Rìu mài lưỡi: do tác dụng của mài nên lưỡi sẽ sắc hơn là được ghè đẽo.
⟹ Nhờ đó, sử dụng rìu mài lưỡi sẽ đem lại hiệu quả lao động cao hơn so với rìu ghè đẽo.
Câu 1 :
+ Rìu mài lưỡi, do tác dụng của mài nên lưỡi sẽ sắc hơn là được ghè đẽo.
+ Nhờ đó hiệu quả lao động của rìu mài lưỡi sẽ cao hơn so với sử dụng rìu ghè đẽo.
Câu 2 :
+ Vua Lý Nam Đế (Lý Bí) là người có công đánh đuổi giặc Lương xâm lược, thành lập nước Vạn Xuân vào năm 544. Ông là người giành quyền tự chủ cho dân tộc ta trong thế kỷ VI, kéo dài hơn 60 năm.
+ Lê Hoàn (Lê Đại Hành) là vị vua mở đầu của triều Tiền Lê. Ông là dũng tướng trên chiến trường, từng đánh bại quân Tống xâm lược năm 981 và nhiều lần đánh bại Chiêm Thành xâm chiếm lãnh thổ.
+ Trần Nhân Tông (1258-1308) là hoàng đế thứ ba của nhà Trần, trị vì từ năm 1278 đến 1293, gắn liền chiến công 2 lần đánh bại Mông – Nguyên. Sau này, vua nhường ngôi cho con đi tu, sáng lập ra phái Thiền của Phật giáo Việt Nam. Ông được suy tôn làm Phật hoàng.
+ Đinh Bộ Lĩnh là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Đinh. Trước khi trở thành Đinh Tiên Hoàng, Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân ở nước ta sau khi Ngô Quyền qua đời.
+ Trong số 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người từng được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội Đại Việt trong kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287,1288.
+ Lê Lợi (Lê Thái Tổ) và Nguyễn Trãi là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có công đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
+ …………………………………………………………………………………………………………………………………………..
=> họ đều là những người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc; người đứng đầu một vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.
Câu 3 :
Câu 3: sorry nha ! Mình ko biết lập bảng :((((
* những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 :
**- Thời gian : Thế kỉ VII TCN
– Sự kiện : Nước Văn Lang thành lập.
– Nhân vật chính : Vua Hùng
– Kết quả : Thành lập nhà nước đầu tiên của dân tộc.
**-Thời gian : 207 TCN
– Sự kiện : Kháng chiến chống quân Tần của Thục Phán thắng lợi.
– Nhân vật chính : Thục Phán (An Dương Vương)
– Kết quả : Nước Âu Lạc thành lập.
**–Thời gian : 179 TCN
– Sự kiện : Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm lược.
– Nhân vật chính : An Dương Vương, Triệu Đà
– Kết quả : Nước ta rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
**–Thời gian :Năm 40
– Sự kiện : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
– Nhân vật chính :Trưng Trắc, Trưng Nhị
– Kết quả : Giành được thắng lợi.
**–Thời gian : 42 – 43
– Sự kiện : Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán.
– Nhân vật chính : Trưng Trắc, Trưng Nhị
– Kết quả : Cuộc kháng chiến thất bại.
**–Thời gian : 192 – 193
– Sự kiện : Hợp nhất các bộ lạc Dừa và Cau
– Nhân vật chính : Khu Liên, Các vua Lâm Ấp.
– Kết quả : Nước Lâm Ấp được thành lập, sau đổi tên thành Cham-pa.
**–Thời gian : 248
– Sự kiện : Khởi nghĩa Bà Triệu
– Nhân vật chính : Triệu Thị Trinh
– Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại
**–Thời gian : 542 – 544
– Sự kiện : Khởi nghĩa Lý Bí
– Nhân vật chính : Lý Bí
– Kết quả : Khởi nghĩa thắng lợi, nước Vạn Xuân được thành lập.
**–Thời gian :550
– Sự kiện :Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục
– Nhân vật chính :Triệu Quang Phục
– Kết quả : Khởi nghĩa thắng lợi, giành lại độc lập.
**–Thời gian :Đầu thế kỉ VIII
– Sự kiện :Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
– Nhân vật chính : Mai Thúc Loan
– Kết quả : Nghĩa quân làm chủ Tống Bình, sau đó bị nhà Đường đàn áp.
**–Thời gian : 905
– Sự kiện : Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
– Nhân vật chính : Khúc Thừa Dụ
– Kết quả : Thắng lợi, giành quyền tự chủ
**–Thời gian : 930 – 931
– Sự kiện : Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất
– Nhân vật chính : Dương Đình Nghệ
– Kết quả : Thắng lợi, xây dựng nền tự chủ
**–Thời gian : 938
– Sự kiện : Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai
– Nhân vật chính : Ngô Quyền
– Kết quả : Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.