Câu 1: Hãy kể tên các loại ròng rọc mà em biết và nêu lợi ích khi sử dụng ròng rọc. Em hãy vẽ 1 hệ ròng rọc để khi sử dụng vừa được lợi về độ lớn của lực kéo, vừa có tác dụng đổi hướng của lực kéo.
Câu 2: Một cái lọ thủy tinh được đậy bằng nút nhám cũng làm bằng thủy tinh. Khi nút bị đóng chặt khó mở, ta hơ nóng nhanh cổ lọ thì mở nút ra dễ dàng. Nhưng nếu ta hơ lâu thì nút vẫn chặt không mở ra được. Hãy giải thích tại sai lại như vậy?
Câu 3: Khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật rắn có thay đổi theo nhiệt độ hay không? Tại sao?Câu 4: Các chất khi gặp nhiệt độ cao đều dãn nở. Vậy tại sao rượu lại dâng lên trong ống nhiệt kế rượu?
Câu 5: Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1000cm3. Khi đun nóng hai bình lên 600C thì thể tích của bình nước đo được là 1,018 lít còn thể tích của bình rượu là 1,064 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước. Chất lỏng nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
-Các loại ròng rọc là:
+Ròng rọc cố định: Giúp ta nâng các vật lên cao
+Ròng rọc động: Giúp ta nâng các vật lên cao bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật đó, nhưng lại thiệt về đường đi.
Câu 2:
-Khi hơ nóng nhanh cổ lọ nhiệt sẽ làm cho thủy tinh giãn nở, khiến việc lấy nút cũng dễ dàng hơn, nhưng khi hơ quá lâu, nhiệt sẽ truyền đến nút nhám, khiến nó cũng nở ra, nên nó sẽ vẫn chặt và không mở ra được.
Câu 3:
-Khi nhiệt độ thay đổi:
+Khối lượng của chất rắn không thay đổi.
+Trọng lượng của vật rắn không thay đổi.
+Nếu nhiệt độ tăng⇒thể tích tăng⇒khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất rắn giảm.
+Nếu nhiệt độ giảm⇒thể tích giảm⇒khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất rắn tăng.
Câu 4:
Vì ống nhiệt kế rượu được làm bằng chất rắn, mà chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng là rượu nên rượu vẫn có thể dâng lên trong ống.
Câu 5:
Vì 1,064 lít lớn hơn 1,018 lít nên rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước.