Câu 1: Hãy so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST Câu 2: Hãy so sánh thể dị bội và thể đa bội trong đột biến số lượng NST

Câu 1: Hãy so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST
Câu 2: Hãy so sánh thể dị bội và thể đa bội trong đột biến số lượng NST

0 bình luận về “Câu 1: Hãy so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST Câu 2: Hãy so sánh thể dị bội và thể đa bội trong đột biến số lượng NST”

  1. Đáp án:

    1:

    So sánh đột biến gene và đột biến cấu trúc NST:
    * Giống nhau:
    – đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN, NST).
    – đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể,
    – đều di truyền cho thế hệ sau.
    – phần đa gây hại cho sinh vật.
    – một số được ứng dụng trong trồng trọt.

    * Khác nhau:
    + ĐB gene:
    – làm biến đổi cấu trúc của gene.
    – có các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nuclotit.
    – có thể gặp ở người và các sinh vật khác.

    + ĐB cấu trúc NST:
    – làm biến đổi cấu trúc hoặc số lượng của NST trong tế bào.
    – gồm các dạng: đột biến cấu trúc (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn), đột biến số lượng (đa bội, dị bội).
    – đột biến có thể gặp ở người, động vật và thực vật (dị bội, đột biến cấu trúc). Không gặp ở người và động vật (đột biến đa bội)

    2:So sánh thể dị bội và thể đa bội:
    * Giống nhau:
    – đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
    – đều phát sinh từ các tác từ môi trường ngoài và trong.
    – đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
    – cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
    – số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.
    – ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.

    * Khác nhau:
    + Thể dị bội:
    – thay đổi liên quan đến 1 hay 1 số cặp nào đó: 2n + 1 , 2n – 1 , 2n – 2 , 2n + 2 , …
    – có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).
    – gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bênh hiểm nghèo.

    + Thể đa bội:
    – thay đổi liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào có số NST là bội số n: 2n, 3n, 4n, 5n, …
    – thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
    – thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt.

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    *Giống nhau:

    – Đều là những biến đổi trong vật chất di truyền

    – Có thể do các tác nhân hóa học, vật lí, sinh học,… gây ra

    – Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

    *Khác nhau:

    – Đột biến gen:

     + Đột biến xảy ra trên một hoặc một số cặp nucleotit

     + Không làm thay đổi hình dạng NST

     + Có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân gây đột biến

     + Đa số đột biến ở mức độ phân tử thường trung tính đối với cơ thể mang đột biến

     + Mức độ biến đổi vật chất di truyền ít hơn

    – Đột biến cấu trúc NST

     + Đột biến làm thay đổi một đoạn NST, có thể mất, đảo, thêm hoặc chuyển đoạn

     + Thường làm thay đổi hình dạng NST

     + Thường xảy ra khi có tác nhân gây đột biến

     + Đa số đột biến thường có hại đối với cơ thể mang đột biến

     + Mức độ biến đổi vật chất di truyền nhiều hơn

    Câu 2:

    Giống:

    – Đều là dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào

    – Đều phát sinh do các tác nhân gây đột biến.

    – Đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.

    – Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.

    Khác (bảng):

    cau-1-hay-so-sanh-dot-bien-gen-va-dot-bien-cau-truc-nst-cau-2-hay-so-sanh-the-di-boi-va-the-da-b

    Bình luận

Viết một bình luận