Câu 1: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40? Câu 2: Vì sao người Việt vẫn giữ đượ

Câu 1: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40?
Câu 2: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc?
Câu 3: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán năm (930-931) như thế nào?

0 bình luận về “Câu 1: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40? Câu 2: Vì sao người Việt vẫn giữ đượ”

  1. C1 :

    Nguyên nhân :

    + Do quân Hán bóc lột ND quá tàn bạo, độc ác, hai bà Trưng nổi lòng căm thù

    + Tô Định giết chết chồng Trưng Trắc là Thi Sách

    b,Mục tiêu :

    – Làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu

    c,Diễn biến :

    – Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội

    – ND khắp nơi đổ về hưởng ứng, nổi bật là các nữ tướng như Lê Chân ( Hải Phòng ), Thánh Thiên ( Bắc Ninh ), Lê Thị Hoa ( Thanh Hóa )

    – Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại quân Hán, làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu

    d,Ý nghĩa :

    – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành thắng lợi, mở ra một trang mới trong lịch sử

    – Thể hiện lòng yêu nước, căm ghét chiến tranh

    C2 : Bởi vì ND ta có một lòng yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục trước kẻ thù, vì ND ta luôn đoàn kết, luôn giúp đỡ, hộ trợ lẫn nhau, không những phá hoại âm mưu của quân Hán mà ND còn biết tiếp thu những văn hóa mới có chọn lọc, làm giàu đẹp văn hóa Việt Nam

    C3 : Khi nghe tin quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ (DDN ) đem quân ra Bắc bao vây thành Tống Bình. Quân Hán lo sợ, cho người về cầu cứu, quân cứu viện chưa đến nơi DDN đã chặn đánh, quân lính tan vỡ, tưởng chỉ huy của giặc bị giết chết. Cuộc kháng chiến giành thắng lợi

    Bình luận
  2. Câu 1: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40?

     Nguyên nhân

    ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

    ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
     Diễn biến

    ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

    ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
     Kết quả

    ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
    -Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

     Ý nghĩa 

    – Thể hiện tinh thần yêu nước , đoàn kết , quyết tâm đánh giặc của dân tộc ta

    – Khôi phục được nền độc lập dân tộc

    – Khẳng định ý thức độc lập dân tộc

    – Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam

    Câu 2: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc?

    – Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

    – Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

    – Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

    – Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

    Câu 3: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán năm (930-931) như thế nào?

    – Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Năm 930 quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu.

    – Năm 930 , quân Nam Hán tấn công nước ta

    – Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi , bị bắt về Quảng Châu

    – Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta , đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình

    – Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm được Tống Bình. Sau đó đánh tan quân Nam Hán.

    – Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

    Bình luận

Viết một bình luận