Câu 1: Hiệp định Giơ-Ne-Vơ có ý nghĩa lịch sử ntn.?
Câu 2: So sánh chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ?
Câu 3: Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi”?
Câu 1: Hiệp định Giơ-Ne-Vơ có ý nghĩa lịch sử ntn.?
Câu 2: So sánh chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ?
Câu 3: Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi”?
Câu 1 :
– Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
– Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 – 5 – 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Câu 3 :
1. Hoàn cảnh phong trào Đồng Khởi :
– Giai đoạn 1957-1960 , cách mạng Miền Nam gặp muôn vàn khó khăn , tổn thất .
– Tháng 5/1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.
– Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
2. Diễn biến :
– Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), rồi lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
– Tháng 1/1960, phong trào nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày – Bến Tre), rồi lan nhanh ra các tỉnh, huyện khác.
– Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
3. Kết quả :
Phong trào lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3.200/ 5.721 thôn ở Tây Nguyên.
4. Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi :
– Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
– Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
– Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
Câu 2 :
Giống nhau
– Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
– Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
– Đều bị phá sản.
Khác nhau
-Thời gian :
+ Chiến tranh cục bộ : 1965-1968
+ Việt Nam hóa chiến tranh : 1969-1973
– Quy mô :
+ Chiến tranh cục bộ : Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh : Toàn cõi Đông DươngBằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
– Kết quả :
+ Chiến tranh cục bộ : Bị phá sản vào giữa năm 1968
+ Việt Nam hóa chiến tranh : Bị phá sản và cuối năm 1973
Câu 1. Ý nghĩa:
– Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
– Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
– Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
Câu 2.
<Giống nhau>
-Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
-Phương tiện, chi phí chiến tranh:
+Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.
+Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
+ Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
+ Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
-Mục tiêu chiến tranh:
+ Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
<Khác nhau>
<Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)>
-Lực lượng: Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
-Phạm vi – quy mô:Toàn Việt Nam
-Âm mưu: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.
-Thủ đoạn:
+ Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”.
+ Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
<Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973)>
-Lực lượng: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.
-Phạm vi – quy mô:Toàn Đông Dương
-Âm mưu:
+ “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
+Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ.
-Thủ đoạn:
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.
+ Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
+ Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.
+ Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.
Câu 3.
< Hoàn cảnh lịch sử>
– Trong những năm 1957 – 1959:
+ Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.
+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.
+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.
– Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:
+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.
< Diễn biến>
– Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
– Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
– Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
– Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
< Kết quả> Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.
<Ý nghĩa>
– Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
– Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 20 – 1960) Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ – Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
Chúc bạn học tốt????????