Câu 1. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn.
Câu 3. Ếch đồng là động vật
A. biến nhiệt. B. hằng nhiệt.
C. biến nhiệt và hằng nhiệt. D. không có nhiệt độ cơ thể.
Câu 4. Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú là
A. bộ dơi. B. bộ móng guốc. C. bộ linh trưởng. D. bộ ăn thịt.
Câu 5. Mô tả nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của chim bồ câu?
A. Chi trước biến đổi thành cánh. B. Cơ thể có lông mao bao phủ.
C. Chi sau có màng bơi. D. Cơ thể có vảy sừng bao bọc.
Câu 6. Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp
A. thăm dò thức ăn. B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.
C. đào hang và di chuyển. D. thỏ giữ nhiệt tốt.
Câu 7. Ếch có đời sống là
A. hoàn toàn trên cạn. B. hoàn toàn ở nước.
C. nửa nước nửa cạn. D. sống ở nơi khô ráo.
Câu 8. Hình thức sinh sản thằn lằn bóng đuôi dài là
A. thụ tinh trong B. thụ tinh ngoài C. phân đôi D. nảy chồi
Câu 9. Da khô có vảy sừng bao bọc của thằn lằn bóng đuôi dài có tác dụng
A. dễ bơi lội trong nước. B. di chuyển dễ dàng trên cạn.
C. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. D. giữ ấm cơ thể.
Câu 10. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Ếch đồng. B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cóc. D. Cá chép.
Câu 11: Loài thú nào thuộc bộ guốc lẻ?
A. Hươu sao. B. Ngựa. C. Heo. D. Bò.
Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Có mai và yếm. B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Trứng có màng dai bao bọc. D. Da ẩm ướt, không có vảy sừng
Câu 13: Loài nào thuộc lớp bò sát?
A. Cá mập. B. Cá chép. C. Cá sấu. D. Cá heo.
Câu 14. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?
A. Tuyến phao câu. B. Tuyến mồ hôi dưới da.
C. Tuyến sữa. D. Tuyến nước bọt.
Câu15. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .
A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vô
Câu 16. Ếch có đời sống là
A. hoàn toàn trên cạn. B. hoàn toàn ở nước.
C. nửa nước nửa cạn. D. sống ở nơi khô ráo.
Câu 17: Trong các bộ móng guốc, tập tính nào chỉ có ở bộ guốc chẵn?
A. Nhai lại. B. Sống theo đàn. C. Ăn tạp. D. Di cư.
Câu 18: Loài linh trưởng nào thông minh nhất?
A. Khỉ. B. Vượn. C. Đười ươi. D. Tinh tinh.
Câu 19. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:
Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.
A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau
C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước
Câu 20: Loài động vật nào được chọn là biểu tượng của hòa bình và sự chung thủy?
A. Cá heo. B. Thỏ. C. Hươu sao. D. Chim bồ câu trắng.
Câu 21: Loài chim nào không biết bay?
A. Chim sẻ. B. Chim đà điểu. C. Gà rừng. D. Chim hải âu.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Ăn sâu bọ.
C. Đào hang bằng chi trước. D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.
Mn ơi hộ mình với ạ
Câu 1:C
theo nguyên lý khí động học thì hình thoi có lực cản không khí tấp nhất nên tiêu tốn ít năng lượng.
Câu 2:C
đây là đặc điểm chung của bò sát
Câu 3:A
Câu 4:C
ngoài các đặc điểm về cấu tạo cơ thể và sinh sản tiến hóa hơn, linh trưởng còn có bộ não lớn giúp hình thành tư duy phức tạp. Ở người còn phát triển thêm ngôn ngữ và chữ viết.
Câu 5:A
chi trước biến đổi thành cánh, cơ thể có lông ống và lông tơ bao phủ.
Câu 6:B
tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh nên tai lớn giúp định hướng và phát hiện kẻ thù
Câu 7:C
gọi ếch là đv lưỡng cư vì sống nửa dưới nước nửa trên cạn
Câu 8:A
thụ tinh trong, đẻ trứng. một số loài đẻ trứng thai(đẻ trứng nhưng giữ trong cơ thể đến lúc trứng nở)
Câu 9:C
chất sừng có tính ko thấm nước nên ngăn cản thoát hơi nước.
ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Câu 10:D
cá chép thuộc lớp cá, sống hoàn toàn dưới nước.
Câu 11:B
ngựa chỉ có 1 móng gốc.
Câu 12:B
Nghe tới cá sấu là liên tưởng ngay đến bộ hàm.
Câu 13:C
lớp bò sát là các loài khi di chuyển cơ thể sát đất.
Câu 14:A
tuyến phao câu tiết chất nhờn ko thấm nước và có tác dụng làm bóng mượt lông.
Câu 15:A
cá biệt có những con đẻ 3 trứng.
vỏ đá vôi cứng bao bọc giúp bảo vệ trứng
Câu 16:C
Câu 17:A
guốc chẵn điển hình là trâu bò, sau khi ăn thường ợ lên nhai lại.
Câu 18:D
họ hàng gần gũi với người nhất và thông minh nhất sau người
Câu 19:A
bn xem lại cách di chuyển của thỏ sẽ thấy rõ nhé.
Câu 20:D
biểu tượng chung của toàn nhân loại .
Câu 21:B
đà điểu thuộc nhóm chim chạy nên cánh ko phát triển và ko bay đc.
Câu 22:A
chuột chũi và chuột chù là 2 loài có tuyến hôi
vote hay nhất giúp mình nhé
Giải thích các bước giải:
Câu 1: C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
Câu 2: C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
Câu 3: A. biến nhiệt.
Câu 4: C. bộ linh trưởng.
Câu 5: A. Chi trước biến đổi thành cánh.
Câu 6: B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.
Câu 7: C. nửa nước nửa cạn
Câu 8: A. thụ tinh trong
Câu 9: C. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
Câu 10: D. Cá chép.
Câu 11: B. Ngựa.
Câu 12: B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
Câu 13: C. Cá sấu.
Câu 14: A. Tuyến phao câu.
Câu 15: A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
Câu 16: C. nửa nước nửa cạn.
Câu 17: A. Nhai lại. C. Ăn tạp.
Câu 18: A. Khỉ.
Câu 19: D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước
Câu 20:A. Cá heo.
Câu 21: B. Chim đà điểu.
Câu 22: A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
Mk xin ctlhn cho nhóm ạ!!