Câu 1 Kể tên các cuộc khởi nghĩa và cuộc kháng chiến lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến đó
câu 2
a ,Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên bị chia ra nước và các quận huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào Hãy thống kê cụ thể từng giai đoạn bị đô hộ
b,Theo em sau hơn 1000 năm bị đô hộ tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì
c, Ý nghĩa của điều này Câu 3 hãy nêu những biểu hiện cụ thể của chuyển biến về kinh tế văn hóa nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỷ 6
C1 :Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:
– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).
– Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
– Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
– Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
– Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).
– Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
– Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930- 931) của Dương Đình Nghệ.
– Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:
Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
C2:
Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.
Thời gian
Triều đại đô hộ
Tên gọi
Đơn vị hành chính
Năm 179 TCN
Nhà Triệu
Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
Năm 111 TCN
Nhà Hán
Châu Giao
Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Đầu thế kỉ III
Nhà Ngô
Giao Châu
Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Đầu thế kỉ VI
Nhà Lương
Giao Châu
Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
Năm 679 – thế kỉ X
Nhà Đường
An Nam đô hộ phủ
Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.
b) SGK trang 70
c)
Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
– Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.
– Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
* Về văn hóa:
– Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
– Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 – 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 – 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
2
Năm 179 TCN
Nhà Triệu:Giao Chỉ, Cửu Chân
Năm 111 TCN:Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
Đầu thế kỉ III:Tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc), và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
Đầu thế kỉ VI:Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu
Năm 603:Giao Châu.
Năm 679:Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
b
Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,
c