câu 1: kể tên một số sông ở nước ta mà em biết? em hãy tả một dòng sông mà em đã gặp ? câu 2: lợi ích sông ngòi đối với đời sống con người ? ở Đồng N

By Jade

câu 1: kể tên một số sông ở nước ta mà em biết? em hãy tả một dòng sông mà em đã gặp ?
câu 2: lợi ích sông ngòi đối với đời sống con người ? ở Đồng Nai chúng ta đã phát triển thủy điện trên sông nào ?
câu 3: vậy hiện nay hệ thống sông hồ nước ta như thế nào ? theo em ,phải làm gì để bảo vệ sông ngòi khỏi bị ô nhiễm ?

0 bình luận về “câu 1: kể tên một số sông ở nước ta mà em biết? em hãy tả một dòng sông mà em đã gặp ? câu 2: lợi ích sông ngòi đối với đời sống con người ? ở Đồng N”

  1. câu 1:

    những con sông lớn của nước ta mà em biết là:

    – Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,..( sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Lô, sông Đà,…)

    em hãy tả một dòng sông mà em đã gặp ?

    Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

    Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

    Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

    câu 2:

    Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng… 

    ở Đồng Nai chúng ta đã phát triển thủy điện trên sông Đồng Nai

    câu 3:

    Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông.

    – Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện.

    Trả lời
  2. câu 1; kể tên ; 1 sông Hồng

    2 Sông Hương 

    3 Sông Giang 

    4 Sông Bạch Đằng

    5 Sông Đà

    Tả ;

    Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với tôi , dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.

    Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Tôi từng nghe bố tôi nói, sông Hồng chảy qua đa phần các tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu Tôi  cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đoạn chảy qua thành phố nơi tôi sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki lô mét, còn chiều rộng của nó, tôi cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dSông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡễ dàng.

    câu 2 ; lợi ích

    -Cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và đời sống.

    -Cung cấp thủy sản đáng kể, nơi nuôi trồng thủy sản

    -Bồi tụ phù sa cho vùng đồng bằng

    -Làm thủy điện thủy lợi

    -Làm đường giao thông vận tải

    -Làm khu du lịch

    Đồng nai đã phát triển thủy điển trên sông;

    Là có ba sông chính ; sông Đồng Nai

    Sông Bé

    Sông La Ngà

    Câu 3; 

    Hệ thống nước mặt của Việt Nam bao gồm sông, suối, ao hồ, vùng đất ngập nước và đại dương, trong đó nguồn nước sông là quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi trong sinh kế và sản xuất.Biến đổi khí hậu đã dẫn đến một số hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như hạn hán ở ngay tại các vùng có lượng mưa cao và xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao. Điều này đã làm giảm chất và lượng nước mặt tại Việt Nam. Nguồn nước trở nên khan hiếm hơn, đặc biệt là vào mùa khô, khi ao hồ đã cạn. Hệ thống sông đã bị suy thoái do ô nhiễm và dự trữ nước ngầm đang giảm do khai thác quá mức và thiếu quản lý hiệu quả ở một số khu

    Biện pháp:

    – Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông.

    – Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện.

    Trả lời

Viết một bình luận