Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? ( Bài 19) Câu 2: Khoáng sản là gì? Khi nào được gọi là mỏ khoáng sản? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo c

Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? ( Bài 19)
Câu 2: Khoáng sản là gì? Khi nào được gọi là mỏ khoáng sản? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? ( Bài 15)
Câu 3: Nêu các thành phần của không khí? Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Đặc điểm của tầng đối lưu? ( Bài 17)
Câu 4: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Lấy ví dụ chứng minh? ( Bài 18)
Câu 5: Gió là gì? có những loại gió nào? Đặc điểm của từng loại gió? (Bài 19)
Câu 6: Trong điều kiện nào thì hơi nước trong không khí ngưng tụ thành Mây, Mưa? (Bài 20)

0 bình luận về “Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? ( Bài 19) Câu 2: Khoáng sản là gì? Khi nào được gọi là mỏ khoáng sản? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo c”

  1. Câu 1

    Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. 

    Có khí áp vì không khí có trọng lượng. 

    Câu 2

    Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.

    Được gọi là mỏ khoáng sản khi nó là những nơi tập trung khoáng sản.

    Câu 3

    Chia làm 3 phần :

    +Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

    Tầng đối lưu có độ cao trung bình sát mặt đất đến 16km.

    Xin hay nhất

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

    – Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

    Câu 2:

    – Khoáng sản : là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.

    – phân loại kháng sản

    +  Theo mục đích và công dụng người ta chia ra thành các dạng khoáng sản sau:

    Khoáng sản năng lượng hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn, than v.v.

    Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v.v.; đá xây dựng như đá hoa cương v.v và các khoáng sản phi kim khác.

    Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý.

    Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh (jasper), rhodolit, đá mã não (agat), onyx, canxedon, charoit, nefrit v.v. và các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia.

    Thủy khoáng:  Bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất.

    Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao gồm apatit và các muối khoáng khác như photphat, barit, borat v.v.

     + Dựa trên trạng thái vật lý phân ra:

     Khoáng sản rắn: như quặng kim loại v.v

    Khoáng sản lỏng: như dầu mỏ, nước khoáng v.v

    Khoáng sản khí: khí đốt, khí trơ.

    – Sự tích tụ của khoáng sản tạo ra các mỏ (hay còn gọi là khoáng sàng), còn trong trường hợp chiếm một diện tích lớn thì gọi là các vùng mỏ, bồn hay bể. Người ta cũng phân biệt các loại khoáng sản rắn, lỏng và khí.

    Câu 3:

    + Thành phần không khí: khí Nitơ 78%, khí ôxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%.

    + Cấu tạo của lớp vỏ khí gồm các tầng:

    – Tầng đối lưu: bề dày từ 0 đến 16 km. Không khí di chuyển theo chiều thẳng đứng và sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp, sương mù…

     Tầng bình lưu: bề dày từ 16 đến 80 km. Không khí di chuyển theo chiều ngang và sinh ra tầng ôzôn

    Các tầng cao khí quyển: bề dày từ 80 km trở lên. Không khí ở đây cực loãng

    Câu 4:

    Thời tiết là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương trong một thời gian ngắn Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một khoảng thời gian dài.

    Câu 5:

    Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động. … Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi theo sức mạnh của nó, và hướng gió thổi.
    Có 3 loại gió chính :
    – Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30o Bắc và Nam về cực thấp 0o
    – Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30o Bắc và Nam về áp thấp 60o Bắc và Nam
    – Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90o về áp thấp 60o Bắc và Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận