Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta hấy vật trong suốt là vì: A. Vật hoàn tòan không cho ánh sáng đến mắt t

Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta hấy vật trong suốt là vì: A. Vật hoàn tòan không cho ánh sáng đến mắt ta B. Vật không nhận ánh sáng chiếu đến C. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng D. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra
Câu 2. Trong hình 3 biết góc tới i=30o. Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương qua điểm tới của nó theo chiều nào, quay một góc bao nhiêu? Đề kiểm tra Vật Lí 7
Câu 3. Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. hỏi người đó cách gương bao nhiêu? A. 1,5m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,7m
Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng? A. Góc phản xạ bằng góc tới B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới C. Tia phản xạ bằng tia tới D. Góc hợp bởi tia tới và phắp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến
Câu 5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời B. Mặt Trăng C. Ngọn nến đang cháy D. Cục than gỗ đang nóng đỏ
Câu 6. a/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Cho ví dụ. b/ Nêu đặc điểm của nguồn sáng, cho ví dụ.

0 bình luận về “Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta hấy vật trong suốt là vì: A. Vật hoàn tòan không cho ánh sáng đến mắt t”

  1. Câu 1. Chọn A

    Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật trong suốt là vì vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta

    Câu 2. Chọn C

    Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải quay gương quanh điểm tới của nó sang trái một góc 60o. Khi đó pháp tuyến của gương sẽ quay góc 60o và đến vị trí đường chấm chấm trên hình.

    Câu 3. Chọn A

    Ảnh và vật qua gương phẳng là đối xứng nhau nên một người đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cách gương cũng bằng 1,5m

    Câu 4. Chọn C

    Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i, chứ không có kết luận là tia phản xạ bằng tia tới. Vì thế chọn C

    Câu 5. Chọn B

    Nguồn sáng là vật tự nó phát sáng, vì thế Mặt Trăng không phải là nguồn sáng. Mặt Trăng là vật không tự nó phát sáng, mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời và phản chiếu lại mà thôi

    Câu 6.

    a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật

    Ví dụ đặt một bút chì trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng vật tức là có kích thước bằng bút chì

    b) Đặc điểm của nguồn sáng là tự nó phát ra ánh sáng. Cho ví dụ như Mặt Trời, ngọn đèn khi sáng… là những nguồn sáng, các vật đó tự phát sáng

    Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 1 : Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật trong suốt là vì : Vật hoàn tòan không cho ánh sáng đến mắt ta

    ⇒ Chọn ý $A$

     Câu 2 : Thiếu hình

     Câu 3 : Vì khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ người tới gương nên người đó cách gương $1,5m$

    ⇒ Chọn ý $A$

     Câu 4 : Nội dung không thuộc định luật phản xạ ánh sáng : Tia phản xạ bằng tia tới

    ⇒ Chọn ý $C$

     Câu 5 :

    Nguồn sáng là vật có thể tự phát ra ánh sáng mà mặt trăng hắt lại ánh sáng mặt trời chiếu vào nó nên là vật sáng 

    ⇒ Chọn ý $B$

     Câu 6 :

    a,

    – Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có những đặc điểm : 

    + Là ảnh ảo, không hứng được trên mặt chắn

    + Độ lớn của ảnh và vật bằng nhau

    + Khoảng cách từ vật đó đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của nó đến gương

    – VD : Ảnh người trong gương

    b, Đặc điểm của nguồn sáng : có thể tự phát ra ánh sáng

    VD : Mặt trời có thể tự phát ra ánh sáng

    Bình luận

Viết một bình luận