Câu 1: Khi giải phẫu chim bồ câu, người ta thấy hệ bài tiết ở chim có thận nhưng không có bóng đái; hệ sinh dục của chim cái chỉ có buồng trứng và ống

Câu 1: Khi giải phẫu chim bồ câu, người ta thấy hệ bài tiết ở chim có thận nhưng không có bóng đái; hệ sinh dục của chim cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. Theo em kiểu cấu tạo này có vai trò gì trong đời sống của chim?
Câu 2: Nhà mai có nuôi một đàn chim bồ câu. Hằng ngày, Mai cho chúng ăn uống rất đầy đủ. Mai thường xuyên quan sát đàn chim và nhận thấy chúng bài tiết rất nhiều, tuy nhiên không thấy nước tiểu như các loài vật nuôi khác và “phân” chim có màu trắng đen lẫn lộn. Mai thắc mắc không biết có phải bầy chim nhà mình mắc bệnh lạ hay không. Theo em, bầy chim nhà Mai có bị bệnh hay không? Vì sao?

0 bình luận về “Câu 1: Khi giải phẫu chim bồ câu, người ta thấy hệ bài tiết ở chim có thận nhưng không có bóng đái; hệ sinh dục của chim cái chỉ có buồng trứng và ống”

  1. Câu 1 :

    Hệ thống bài niệu ở chim có những điểm đặc biệt về hình thái học: tiểu cầu thận (tiểu cầu malpighi) ít bị phân nhánh, không có những ống uốn khúc loại thứ hai (các ống uốn khúc xạ và các núm lồi thận, các nephron được sắp đặt ở trong lớp vỏ cũng như trong lớp tuỷ, bể thận (pelvis ranalis) không có, không có cả bóng đái, các niệu quản (ureter) được bắt đầu trong các tiểu thuỳ và kết thúc ở ổ nhớp.

    Câu 2: 

    Các chất hữu cơ trong nước tiểu có chứa axit uric, urê, creatin, cretinin, amoniac, các axit amin, axit ornituric, guanin. Khác với động vật có vú, sản phấm có nitơ cơ bản của nước tiểu chim không phải là urê mà là axit uric. Axit uric được tạo ra ở gan và là sản phấm cơ bản cuối cùng của sự trao đổi protein. Do phôi chim phát triển trong vỏ bọc nhỏ và kín của trứng, lại không có sự hỗ trợ của cơ thể mẹ (theo kiểu hoạt động của nhau thai) nên rất cần thiết sao cho các sản phấm cuối cùng của trao đổi chất phải được cô đặc. Axit uric thoả mãn yêu cầu này tốt hơn urê, vì urê ở nồng đồ cao thì độc. Axit uric ở phôi được tích tụ trong xoang túi niệu. Sau khi nở, túi niệu đã khô, cùng với các sản phấm bài tiết, nó được giữ lại trong vỏ nên không gây độc cho chim non. Cũng vì tính chất kết tủa nhanh của axit uric ngay sau khi được tạo ra nên chim không thể tích nước tiểu trong bàng quang mà phải thải ngay nó vào phân, đó chính là lý do ở loài chim, sản phấm trao đổi cuối cùng của protein là axit uric và không có bóng đái.

    Bình luận

Viết một bình luận