Câu 1: Khối lượng riêng của rượu ở 0 độ C là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 50 độ C, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì thể tích của rượu tăng thêm 1/1000 thể tích của nó ở 0 độ C.
Câu 2: Có 3 bình chia độ: 1 bình đựng rượu, 1 bình đựng thủy ngân và 1 bình đựng nước đều ở ngang vạch 1000cm3 khi nhiệt độ 0 độ C. Hỏi nhiệt độ 0 độ C tăng đến 50 độ C thì các bình chia độ trên chỉ ở vạch nào? Biết rằng khi nhiệt độ thằng từ 0 độ C đến 50 độ C thì 1 lít thủy ngân có độ tăng thể tích là 9cm3, 1 lít rượu có độ tăng thể tích là 58cm3, 1 lít nước có độ tăng thể tích là 12cm3
Giúp mình với mọi người ơi! Chiều mình thi rồi!
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1 :
$D_{1}=800kg/m³$
$V_{1}=\frac{1}{1000}V$
$D_{2}=?$
Độ tăng nhiệt độ là :
$t=50-0=50^{o}C$
Thể tích của rượu ở $50^{o}C$ là :
$V_{2}=V_{1}.50+V=\frac{1}{20}V+V=\frac{21}{20}V$
Khối lượng riêng của rượu ở $50^{o}C$ là :
$D_{2}=\frac{m}{V_{2}}=\frac{m}{\frac{21}{20}V}=\frac{m}{V}.\frac{20}{21}=800.\frac{20}{21}≈761.9(kg/m³)$
Câu 2 :
Đổi $1000cm³=1dm³=1l$
Vì khi nhiệt độ tăng từ $0^{o}C$ lên $50^{o}C$ thì $1l$ thủy ngân tăng $9cm³$, $1l$ rượu tăng $58cm³$, $1l$ nước tăng $12cm³$
Nên lúc này bình chia độ đựng thủy ngân chỉ :
$V_{1}=1000+9=1009(cm³)$
Nên lúc này bình chia độ đựng rượu chỉ :
$V_{2}=1000+58=1058(cm³)$
Nên lúc này bình chia độ đựng nước chỉ :
$V_{3}=1000+12=1012(cm³)$
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
câu 1:
Ở 0 độ C, 1m3 rượu có khối lượng là 800kg
Khi nhiệt độ tăng thêm 50 độ C thì thể tích rượu tăng thêm một lượng:
50 . 1/1000= 0,05 (m3)
Thể tích rượu ở 50 độ C:
V= 1 + 0,05= 1,05 (m3)
Khối lượng riêng của rượu ở 50 độ C:
D= m/V= 800 : 1,05= 762 (kg/m3)
{m3=mét khối}
câu 2:
thể tích rượu khi tăng lên 50’c là:
1000 + (58.50)=3900(m3)
thể tích thủy ngân khi tăng lên 50’c là:
1000 + (9.50)=1450(m3)
thể tích nước khi tăng lên 50’c lầ:
1000 + (12.50)=1600(m3)
đáp số: V rượu:3900 m3
V thủy ngân:1450 m3
V nước:1600 m3
{V=thể tích}
Chúc bn hc tốt
#no copy and chép mạng
cs j sai mong bn thông cảm