Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc alpha = 10o . Vận tốc của vật tại vị trí động năng bằng thế năng là:
Câu 2: Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình s = 2*căn2*sin( 7t + pi) cm. Cho g = 9,8 m/ s^2. Tỷ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên quả cầu ở vị trí thấp nhất của con lắc là:
Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài 2m dao động với biên độ 6o. Tỷ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên vật ở vị trí cao nhất là:
Đáp án:
\(1. \pm 0,39m/s\)
2. 1,02
3. 0,99
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
Biên độ góc
\[{\alpha _0} = \frac{{10}}{{180}}\pi = \frac{\pi }{{18}}\left( {rad} \right)\]
Tại vị trí động năng bằng thế năng là:
\[\begin{array}{l}
{W_d} = {W_t}\\
{W_d} + {W_t} = W\\
\Rightarrow {W_d} = \frac{W}{2}\\
\Rightarrow v = \pm \frac{{{v_{max}}}}{{\sqrt 2 }} = \pm \frac{{{\alpha _o}\sqrt {gl} }}{{\sqrt 2 }}\\
= \pm \frac{{\frac{\pi }{{18}}\sqrt {10.1} }}{{\sqrt 2 }} = \pm 0,39m/s
\end{array}\]
Câu 2:
Chiều dài dây
\[\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \Rightarrow l = \frac{g}{{{\omega ^2}}} = \frac{{9,8}}{{{7^2}}} = 0,2m\]
Lực căng dây ở vị trí thấp nhất
\[T = mg\left( {3\cos \alpha – 2\cos {\alpha _0}} \right) = mg\left( {3.\cos 0 – 2\cos \frac{{{s_0}}}{l}} \right)\]
Tỉ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên quả cầu ở vị trí thấp nhất của con lắc là:
\[\frac{T}{P} = \frac{{mg\left( {3.\cos 0 – 2\cos \frac{{0,02\sqrt 2 }}{{0,2}}} \right)}}{{mg}} = 1,02\]
Câu 3:
Lực căng dây ở vị trí cao nhất là:
\[T = mg\left( {3\cos \alpha – 2\cos {\alpha _0}} \right) = mg\cos {\alpha _0}\]
Tỷ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên vật ở vị trí cao nhất là:
\[\frac{T}{P} = \frac{{mg\cos {\alpha _0}}}{{mg}} = \cos {6^0} = 0,99\]