Câu 1: Một ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối củ

By Skylar

Câu 1: Một ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:
A. 1100m. B. 1150m. C. 950m. D. 1200m.
Câu 2: Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là:
A. Sông Thái Bình, sông Đà. B. Sông Cả, sông Đà Nẵng.
C. Sông Cửu Long, sông Hồng. D. Sông Mã, sông Đồng Nai.
Câu 3: Mỏ khoáng sản được hình thành cách đây bao lâu:
A. Vài trăm năm. B. Vài ngàn năm.
C. Hàng vạn, hàng triệu năm. D. Vài triệu năm.
Câu 4: Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) là:
A. Sắt, man-gan, ti-tan, crôm… B. Than, dầu mỏ, khí đốt,…
C. Muối mỏ, kim cương, đá vôi, cát, sỏi… D. Đồng, chì, kẽm, …
Câu 4: Khoáng sản kim loại đen là:
A. Sắt, man-gan, ti-tan, crôm… B. Than, dầu mỏ, khí đốt,…
C. Muối mỏ, kim cương, đá vôi, cát, sỏi… D. Đồng, chì, kẽm, …
Câu 6: Núi già là núi có đặc điểm:
A. đỉnh tròn, sườn dốc. B. đỉnh tròn, sườn thoải.
C. đỉnh nhọn, sườn dốc. D. đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 7: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
A. mực nước biển. B. thung lũng.
C. đáy đại dương. D. nơi thấp nhất của chân núi.
Câu 8: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
A. Từ 300 – 400m. B. Từ 400- 500m.
C. Từ 200 – 300m. D. Trên 500m.
Câu 9: Độ cao tương đối của đồi là:
A. Từ 100 – 200m. B. Từ 200- 300m.
C. Dưới 200m. D. Từ 300 – 500m.
Câu 10: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
A. 2 loại. B. 3 loại.
C. 4 loại. D. 5 loại.
II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Học sinh dựa vào thông tin kiến thức bài 10 đến bài 15 SGK địa lí 6 và các kiến thức, tài liệu có liên quan để hoàn thành nội dung ôn tập.

0 bình luận về “Câu 1: Một ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối củ”

Viết một bình luận