Câu 1: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là A. thủ công nghiệp và thương nghiệp C. nông nghiệp trồng lúa nước B. nông nghiệp v

Câu 1: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. thủ công nghiệp và thương nghiệp
C. nông nghiệp trồng lúa nước
B. nông nghiệp và buôn bán
D. nông nghiệp và thương nghiệp

Câu 2: Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào?

A. nông dân, nô lệ
B. nông dân, quý tộc
C. chủ nô, nô lệ
D. chủ nô, nô tì

Câu 3: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Để giải quyết mâu thẩn giữa người giàu và người nghèo.
B. Để chỉ huy và tập hợp nhân dân chống lũ lụt.
C. Để giải quyết xung đột giữa các bộ lạc với nhau.
D. Cả ba lí do trên.
Câu 4: Việc chế tạo công cụ bằng kim loại có tác dụng gì?
A. Làm tăng năng suất lao động
B. Tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đẹp
C. Làm ra nhiều sản phẩm và làm xuất hiện của cải dư thừa
D. Làm cho công cụ lao động của con người dễ hơn công cụ bằng đá.
Câu 5: Điểm mới quan trọng trong đời sống xã hội của người nguyên thủy:
A. Sự ra đời của chế độ thị tộc mẫu hệ
B. Số người sống cùng với nhau trong cùng thị tộc gồm già, trẻ, gái, trai
C. Những người có chung dòng máu sống cùng với nhau
D. Cùng sống hòa hợp trên một vùng đất chung
Câu 6: Trong các ngôi mộ cuối thời nguyên thủy, số công cụ và trang sức chôn theo không bằng nhau, chứng tỏ điều gì?
A. Xã hội đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc
B. Xã hội đã có sự phân công lao động ở mức cao
C. Xã hội đã bước vào giai đoạn có giai cấp và nhà nước
D. Xã hội đã phân chia giàu nghèo, người giàu ít người nghèo nhiều
Câu 7: Theo em công lịch một năm có bao nhiêu ngày?

A. 366 ngày, chia thành 12 tháng
C. 365 ngày, chia thành 13 tháng
B.365 ngày ¼, chia thành 12 tháng
D. 364 ngày ¼, chia thành 12 tháng

Câu 8: Nghề trồng trọt và chăn nuôi có tác dụng như thế nào đối với đời sống của người nguyên thủy?

A. Của cải dư thừa ngày càng tăng
B. Thuần hóa được nhiều động vật
C. Trồng thêm được nhiều rau, đậu, bầu, bí
D. Tăng thêm nguồn thức ăn cho con người

Câu 9: Điểm mới về công cụ sản xuất thời Hòa Bình-Bắc Sơn-Hạ Long so với thời Sơn Vi là:
A. Biết ghè đẽo các hòn đá cuội làm rìu
B. Biết mài đá làm rìu, bôn, chày
C. Biết mài đá, dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ, biết làm đồ gốm.
D. Biết ghè đẽo các hòn đá cuội, biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
Câu 10: Sự xuất hiện của đồ trang sức thời nguyên thủy mang ý nghĩa gì?
A. Đồ trang sức được người nguyên thủy sử dụng phổ biến làm vật trang trí
B. Người nguyên thủy dùng đồ trang sức làm vật trao đổi lấy thức ăn
C. Trình độ chế tác công cụ bằng kim loại của người nguyên thủy ngày càng cao.
D. Trình độ chế tác công cụ bằng đá của người nguyên thủy ngày càng cao, người nguyên thủy đã có ý thức làm đẹp.
Câu 11: Em có nhận xét gì về công cụ lao động của người tinh khôn giai đoạn phát triển:

A. Công cụ làm bằng gỗ, tre, xương, sừng.
B. Công cụ đá được mài ở lưỡi.
C. Công cụ đá ghè đẻo thô sơ.
D. Rìu bằng đá cuội, có hình thù rỏ ràng.

0 bình luận về “Câu 1: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là A. thủ công nghiệp và thương nghiệp C. nông nghiệp trồng lúa nước B. nông nghiệp v”

Viết một bình luận