Câu 1: Nêu các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? – Các giai đoạ

Câu 1: Nêu các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Nguyên nhân thắng
lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
– Các giai đoạn:
– Nguyên nhân:
– Ý nghĩa:
Câu 2: Nêu nghệ thuật quân sự của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: Nêu các giai đoạn của cuộc Phong trào Tây Sơn ? Nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
– Các giai đoạn:
– Nguyên nhân:
– Ý nghĩa:
Câu 4: Nghệ thuật quân sự của trong Phong trào nông dân Tây Sơn ?
Câu 5: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước và tổ chức hành chính thời Lê Sơ ? Nhận xét
– Trung ương:
– Địa phương:
Nhận xét
Câu 8: Kể tên những danh nhân văn hóa dân tộc tiêu của thế kỷ XIV – XV?
Câu 9: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?.
Câu 10: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong từ thế kỷ XVI đến
TK XVIII?Câu 11: Nêu những nét chính về Văn học và nghệ thụât dân gian nước từ TK XVI –
XVIII?
Mong các thánh sử giúp mik nhe ~~. Thank you <3 <3 <3 Mọi người đừng chép mạng giúp mik nhe

0 bình luận về “Câu 1: Nêu các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? – Các giai đoạ”

  1. Câu 1:

    -Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    Sau khi năm được tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng như kết quả cuộc khởi nghĩa này, chúng ta cũng cần tìm hiểu về nguyên nhân thắng lợi như sau:

    Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm và bất khuất trong chiến đấu để giành được độc lập tự do cho đất nước.

    Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt trai gái, già trẻ hay các thành phần dân tộc, tất cả đều một lòng đánh giặc, cùng hăng hái tham gia khởi nghĩa, tiếp tế cho nghĩa quân, tạo mọi điều kiện để nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh.

    Do những chính sách đúng đắn của thủ lĩnh Lê Lợi, nhờ đường lối chiến thuật phù hợp và sáng tạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

    – Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.

    Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ

    Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.

    Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân ddân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.

    – Các giai đoạn:

    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

    +) Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

    +) Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

    +) Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan

    Câu 2:.

    – Nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu từ sự kiên năm 1424 nghĩa quân có sự thay đổi về chiến thuật chuyển sang chủ dộng tấn công, ( thay đổi tiến công chiến lược vào Nghệ An) sự thay đổi về chiến thuật chuyển từ đấu tranh giai cấp, khởi nghĩa địa phương -> kháng chiến giải phóng dân tộc

    – Việc vừa đánh vừa đàm được sử dụng một cách triệt để ( lợi dụng địa hình, lấy ít địch nhiều) được sử dụng khi tương quan so sánh lực lượng khi ta yếu với mục đích giảm nhuệ khí của địch, thăm dò địch, củng cố lực lượng

    => Sau thời gian hòa hoãn Lê Lợi đã giành nhiều thắng lợi với địch nhưng trong quá trình đang ở thế thắng Lê lợi và Nguyễn Trãi đã vận động giảng hòa kết thúc chiến tranh

    – Chiến thuật lấy ít địch nhiều, chiến tranh du kích, kháng chiến trường kì, công thành, đặc biệt đánh vào ý chí quân địch

    Câu10:Tình hình sản xuất nông nghiệp:

    -Ở Đảng ngoài:Ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang

    -Ở Đảng trong:Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng để củng cố căn cứ tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ấm ,lập ấp.

    Câu3:

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    Câu 4:

     

    Bình luận
  2. 1)

    cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được chia làm 3 giai đoạn lớn. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 9 năm, từ 1418 đến 1427, 3 giai đoạn lớn gồm: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến quân chiến lược vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427)

    Nguyên nhân:

    – Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

    – Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    – Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

    – Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc

    Ý nghĩa:

    – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

    2)

    -Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những nhà chiến lược tài ba- văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người)

    3)

    1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)

    • Nguyên nhân:
    • Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm
    • Ý đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm
  3. Diễn biến: 1785, Nguyễn Huệ mai phục ở Rạch Gầm-Xoài Mút, đánh bại quân Xiêm.
  4. 2. Kháng chiến chống Thanh (1789)

    • Nguyên nhân:
    • Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Thanh
    • Dã tâm xâm lược nước ta của triều đình phong kiến Trung Hoa
    • Diễn biến:
    • Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta
    • 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc
    • Ngày mồng 5 tết 1789, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    4)

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

    5)

    Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    Nhận xét:

    -Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

    -Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

    8)

    1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

    2. Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

    3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

    4. Lương Thế Vinh (1442 – ? )

    9)

    -Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

    -Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta

    10)

    Đàng Ngoài:

    * Nông Nghiệp:

    – Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

    – Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    Đàng trong:

    *Nông Nghiệp:

    – Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

    – Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

    => Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

    11)

    Trong các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.

    Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối  nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ… đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.

    Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.

    Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh… còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.

    Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ…), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

    Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào… thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.

    Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ… ở nước ta thời bấy giờ.



    Bình luận

Viết một bình luận