Câu 1:Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày? Nhiệt độ trung bình tháng? Nhiệt độ trung bình năm?
Câu 2: Giả sử một ngày ở tp.Hồ Chí Minh, người ta đo nhiệt độ lúc 5h là 19˚C, lúc 13h là 26˚C, lúc 21h là 21˚C. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Câu 3: Tại sao khi đo nhiệt độ người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách đất 2m?
Câu 4: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mạnh nhất) mà lại nóng nhất lúc 13h?
Câu 1:
Nhiệt độ trung bình 1 ngày: Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày chia cho số lần đo.
Nhiệt độ trung bình 1 tháng: Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày trong tháng đó.
Nhiệt độ trung bình 1 năm: Tổng nhiệt độ trung bình của 12 tháng chia cho 12
Câu 2:
Ta có: Ngày hôm đó người ta đã đo nhiệt độ 3 lần
Nhiệt độ trung bình của ngày đó là: `{(19 + 26 + 21 )} /3 = 22^oC`
Cách tính: Lấy tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày chia cho số lần đo.
Câu 3:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét bởi vì:
– Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Lúc đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế sẽ không bị dãn nở mạnh. Do đó không làm sai lệch kết quả đo.
– Phải để cách mặt đất 2 mét vì để tránh ảnh hưởng nhiệt độ của mặt đất.
Câu 4:
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào 13 giờ trưa vì lúc 12 giờ trưa thì Mặt Trời chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ năng lượng Mặt Trời, đến 13 giờ trưa mặt đất đã hấp thụ nhiều nhiệt và bức xạ vào không khí làm cho không khí nóng lên.