câu 1 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của thận câu 2 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của da câu 3 khi trời qua nóng da có phản ứng như thế nào? câu

câu 1 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của thận
câu 2 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của da
câu 3 khi trời qua nóng da có phản ứng như thế nào?
câu 4 trình bày vị trí chức năng của tiểu não,não trung gian.
câu 5 kể tên các hoạt động thần kinh cấp cao của người
câu 6 phân biệt các tật thường gặp ở mắt
câu 7 nêu rõ chức năng tuyến yên, tuyến sinh dục
câu 8 xác định tác dụng của hoocmôn insulin và ơstrôgen
câu 9 tinh trùng đc tạo ra từ đâu

0 bình luận về “câu 1 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của thận câu 2 nêu cấu tạo mỗi đơn vị chức năng của da câu 3 khi trời qua nóng da có phản ứng như thế nào? câu”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1Nêu đặc điểm cấu tạo đơn vị chức năng của thận
    Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bới vở xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 – 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy và một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.

    2

    + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

    + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

    + Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

    Chức năng của da:

    – Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiét ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

    – Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

    – Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

    – Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

    – Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

    3
     Khi trời quá nóng: mao mạch dưới da dãn, tuyến tiết hoạt động mạnh thải ra nhiều mồ hôi.

    4

    Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).

    Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
    Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

    III. Não trung gian

    Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
    Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

    IV. Tiểu não

    Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.
    Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
    Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

    5Cận thị được chia thành 2 loại
    Cận thị trục: cận thị đơn thuần như đã nói ở trên, là sự mất bình quân giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó, nhưng hai chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học và nhỏ hơn 6 diop, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
    Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Độ cận thường cao, cận trên 6 diop, có thể lên đến 20-30 diop, có những tổn thương ở mắt, có tính di truyền.

    Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Vì thế người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.

    Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc, khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ bất kể gần hay xa. Mắt loạn thị có thể đi cùng cận thị và viễn thị, vì thế việc điều chỉnh kính cho người loạn thị cũng sẽ khó hơn. Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị, có loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép và loạn thị hỗn hợp. Trẻ được chẩn đoán loạn thị cần đeo kính thường xuyên để tránh nhược thị.

    2.Viễn thị

     Viễn thị: Ngược với cận thị, người viễn thị mắt có trục trước sau quá ngắn hoặc công suất hội tụ của mắt không đủ để hội tụ ảnh rơi đúng trên võng mạc do đó ảnh của một vật ở vô cực sẽ rơi ra sau võng mạc
    Viễn thị thường xuất hiện ở trẻ em khi còn bé, viễn thị này có thể giảm hoặc mất hẳn do quá trình chỉnh thị hóa của mắt (nhãn cầu dài ra).
    Nếu viễn thị vẫn tồn tại mắt chúng ta sẽ bù trừ bằng hiện tượng điều tiết. Hiện tượng điều tiết được giải thích như sau, do thủy tinh thể của mắt có tính đàn hồi nên thủy tinh thể có khả năng co giãn thay đổi hình dạng, nhờ có hiện tượng này mà thủy tinh thể có thể thay đổi độ cong, gia tăng công suất hội tụ do đó kéo ảnh về đúng trên võng mạc. Tùy theo mức độ viễn thị so với khả năng điều tiết của mắt mà mắt có thể nhìn xa và gần đều rõ hoặc nhìn xa rõ, nhìn gần mờ hoặc cả nhìn xa và gần đều mờ. Viễn thị nhẹ ở người còn trẻ hoặc trẻ em thường không có triệu chứng. Ở người già do sức điều tiết giảm sút hoặc người trẻ có viễn thị từ trung đến nặng mới bị ảnh hưởng, và trong trường hợp này triệu chứng sẽ là cảm thấy mệt mỏi mắt, nhức mắt hoặc nhức đầu hoặc nhìn gần mờ nếu tập trung làm công việc gần kéo dài.

    3.Loạn thị

     

    Loạn thị: Xảy ra khi giác mạc có độ cong không đều nhau ở các hướng kinh tuyến (có một kinh tuyến cong nhất và một ít cong nhất và thường là 2 kinh tuyến này vuông góc nhau).
    –    Giác mạc mắt không loạn thị được ví như một nửa trái banh bóng đá cắt ra
    Giác mặc mắt loạn thị được ví như một nửa trái banh bóng bầu dục cắt ra.
    Loạn thị thường do bẩm sinh và thường chỉ được phát hiện ra khi trẻ bắt đầu đi hoặc loạn thị nặng có triệu chứng chức năng
    Loạn thị thường đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị
    Loạn thị thường được cho là do di truyền, nhưng cũng có những nguyên nhân khác như do chấn thương, sẹo giác mạc, do phẫu thuật tác động lên các vùng có liên quan hoặc do giác mạc hình chóp.
    Triệu chứng của loạn thị là:
    Đối với loạn thị nhẹ bệnh nhân thường mỏi mắt nhức đầu hoặc nhìn mờ ở một khoảng cách nào đó.
    Loạn thị nặng thường gây hiện tượng nhìn hình ảnh biến dạng và nhìn mờ ở mọi khoảng cách.

    7

    Tuyến yên :

    – Chức năng : Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.

     Tuyến giáp :

    – Chức năng : Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.

     Tuyến tụy :

    – Chức năng :

    + Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng : giúp biến đổi thức ăn trong ruột non ( chức năng ngoại tiết )

    + Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy : tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu ( chức năng nội tiết )

    Tuyến trên thận :

    – Chức năng :

    + Phần vỏ tiết ra hoocmon có vai trò:

    -Điều hòa các muối natri và kali trong máu.

    – Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

    – Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.

    + Phần tủy tiết 2 loại hoocmon là ađrênalin và norađrênalin có vai trò:

    – Gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản.

    – Góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

     Tuyến sinh dục :

    – Chức năng :

    + Chức năng của tinh hoàn :

    -Tạo tinh trùng.

    -Tiết hoocmon sinh dục nam ( testôstêrôn )

    + Chức năng của buồng trứng :

    -Sinh ra trứng.

    – Tiết hoocmon sinh dục nữ ( ơstrôgen )

    8Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ

    Ơstrôgen là hormone sinh dục cái có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
    Phát triển mạnh cơ bắp là đặc điểm có ở hormone sinh dục đực.

    9Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn, trong các ống nhỏ và cuộn chặt gọi là các ống sinh tinh. Những ống này có tổng chiều dài khoảng 150m. Nằm giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig có chức năng là sản xuất hormone sinh dục nam, testosterone.

    Bình luận

Viết một bình luận