Câu 1: Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Câu 2: Tình hình kinh tế trước ta từ thế kỉ I đến VI.
Câu 3: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi ?
Câu 4: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 5: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
Câu 1.Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
– Nông nghiệp: biết đắp đê phòng lụt, trồng lúa 2 vụ/năm, dùng trâu bò để cày bừa, trồng nhiều cây ăn quả.
– Thủ công nghiệp: nghề rèn sắt, nghề gốm, dệt vải cũng phát triển.
– Thương nghiệp: trao đổi ở các chợ làng, chợ lớn như Luy Lâu, Long Biên.
– Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
d) Ý nghĩa lịch sử:
– Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
– Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
– Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ
Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc
Câu 1:
Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
– Về tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Chia nước ta thành các quận. sát nhập vào Trung Quốc
+ Cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
– Về chính sách đồng hóa:
+ Đưa người Hán sang.
+ Buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán
+ Mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.
– Về chính sách bóc lột kinh tế:
+ Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất
+ Buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.
Câu 2:
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển:
– Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
– Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
– Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
– Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
Câu 3:
Nước ta đã có nhiều thay đổi trong thời gian nhà Đường đô hộ:
– Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.
– Trụ sở của đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
– Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú…
– Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay…
– Nhân dân ta hằng năm phải cống nạp sản vật quý hiếm: ngọc trai, ngà voi…
Câu 4:
* Nguyên nhân:
– Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
– Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
*Diễn biến:
– Mùa xuân năm 40(tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa, làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
– Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
– Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc)
* Kết quả:
– Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, độc lập dân tộc được khôi phục sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ.
* Ý nghĩa:
– Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
– Thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên cường, không sợ hi sinh của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 5:
– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan :
+ Diễn biến :
Đến thế kỉ VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễm Châu nổi dậy hưởng ứng.
Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) , chọn Sa Nam ( Nam Đàn ) xây dựng căn cứ.
Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham – pa tấn công Tống Bình . Viên đô hộ quân Sở Khách chạy về Trung Quốc.
Năm 722 , nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp.
+ Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu 6:
* Diễn biến:
– Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng : Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,…
– Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm đc hầu hết các quận huyện.
– Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng đc Hoàng Châu.- Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai.
– Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.
* Kết quả :
– Lý Bí lên ngôi hoàn đế ( Lý Nam Đế ) vào mùa xuân năm 544.
– Đặt tên nc là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
@muncutee
No copy. Xin 5* và ctlhn. Chúc bạn học tốt~