Câu 1: Nêu đặc điểm chung , vai trò của Lưỡng cư đối với con người? Câu 2: Tại sao nói vai trò diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho

Câu 1: Nêu đặc điểm chung , vai trò của Lưỡng cư đối với con người?
Câu 2: Tại sao nói vai trò diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?
Câu 4: So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương ếch?
Câu 5: Lập bảng so sánh cấu tạo cơ quan tim , phổi , thận của thằn lằn với ếch?
Câu 6: Giải thích hiện tượng đứt đuôi và mọc lại đuôi của thằn lằn?
Câu 7: Tại sao thằn lằn có thể bám trên tường?

0 bình luận về “Câu 1: Nêu đặc điểm chung , vai trò của Lưỡng cư đối với con người? Câu 2: Tại sao nói vai trò diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 7:

    Chân của thằn lằn có thể bám chặt trên tường do mỗi ngón chân của nó có hàng triệu sợi lông tơ siêu nhỏ chiều dài từ 30 – 130 micromet. Ở mỗi đầu sợi lông lại tách ra hàng trăm sợi nhỏ hơn dài 200 nanomet đầu của những sợ lông nhỏ này dẹp và bè ra để tăng diện tích tiếp xúc. Lực Vanderwall rất yếu tồn tại giữa sợi lông và bề mặt tiếp xúc nhưng khi cộng hưởng một sợi lông có thể giữu được khối lượng 20 mg nên thằn lằn có thể bám trên tường

    Câu 6:

    Cơ thể Thằn lằn được cấu tạo để hỗ trợ việc rụng đuôi một cách dễ dàng. Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể rất lỏng lẻo, nên khi bị rụng đuôi thì hầu như máu ở phần nối của nó sẽ ngừng chảy rất nhanh. Thạch sùng có một số mô thần kinh. Khi đuôi thằn lằn bị đứt, các mô thần kinh này vẫn hoạt động. Đó là lý do mà một chiếc đuôi khác có thể mọc ra sau khi chiếc đuôi trước đã bị đứt lìa. Đuôi mới của Thằn lằn sẽ mọc lại rất nhanh, nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ.

    Câu 5 : Ảnh

    cau-1-neu-dac-diem-chung-vai-tro-cua-luong-cu-doi-voi-con-nguoi-cau-2-tai-sao-noi-vai-tro-diet-s

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    * Đặc điểm chung :

    – Là động vật có xương sống

    – Thích nghi với môi trường sống vừa ở nước vừa ở cạn

    – Da trần và ẩm ướt

    – Hô hấp bằng phổi và da

    – Di chuyển bằng 4 chi

    – Tim 3 ngăn , có 2 vòng tuần hoàn , máu đi nuôi cơ thể là máu pha

    – Thụ tinh ngoài , nòng nọc phát triển qua biến thái

    – Là động vật biến nhiệt

    * Vai trò :

    – Là thực phẩm bổ dưỡng

    – Một số có thể làm thuốc chữa bệnh

    – Tiêu diệt sâu bọ và vật trung gian truyền bệnh

    – Một số còn có thể gây độc chết người  

    Câu 2

    Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày. 

    Câu 3

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

    • Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
    • Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
    • Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
    • Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
    • Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
    • Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển

    Câu 4                 
     Giống nhau : Đều có xương đầu , cột sống , chi

    Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương ếch ở những điểm sau:

    – Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.

    – Đốt sống thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp.

    – Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn. 
     

     

    Bình luận

Viết một bình luận