câu 1. nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam câu 2. hãy nêu quá trình thành lập và mục tiêu hoạt động của tổ chức asean câu 3. chứng minh sự phon

câu 1. nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam
câu 2. hãy nêu quá trình thành lập và mục tiêu hoạt động của tổ chức asean
câu 3. chứng minh sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam
câu 4. trình bày đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông bắc – Bắc Bộ

0 bình luận về “câu 1. nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam câu 2. hãy nêu quá trình thành lập và mục tiêu hoạt động của tổ chức asean câu 3. chứng minh sự phon”

  1. câu 1.

    Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

         + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

        + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    – Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

         + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

         + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

          * Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

          * Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

    – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

         + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

         + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

    – Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

         + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

        + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

         + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

    câu 2.

    * Hoàn cảnh ra đời:

    – Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

    – Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

    ⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

    * Mục tiêu hoạt động:

    Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

    câu 3.

    Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng:

    – đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học

    – Sự giàu có về thành phần loài sinh vật: nước ta có 14 600 loài thực vật, 11 200 loài và phân loài động vật

    – Đa dạng về hệ sinh thái

    Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền

    + HST rừng ngập mặn

    + HST rừng nhiệt đới gió mùa

    + Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia

    + Các HST nông nghiệp

    câu 4.

    Đặc trưng khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ :

    + Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh , mùa đông lạnh giá mưa phùn , gió bấc , lượng mưa nhỏ , một năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về . Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn . Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 00C ở miền núi và 50C ở đồng bằng .

    + Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều . Đặc biệt là tiết mưa ngâu vào giữa mùa hạ ( tháng 8 ) mang lại lượng mưa lớn cho khu vực đồng bằng sông Hồng

    * Miền này tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh vì : Vị trí nằm liền khu ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam , có các dãy núi dạng cánh cung mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc đón gió mùa cực đới lạnh giá tràn về từ tháng 10 – tháng 4 hàng năm nên mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

    *chúc bạn học tốt*

    *xin câu trả lời hay nhất*

    #PhuongDung 

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

    – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

         + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

        + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

    – Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

         + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

         + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

          – Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

          – Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

    – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

         + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

         + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

    – Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

         + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

        + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

         + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

    Câu 2: 

    *Quá trình thành lập:

    – Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

    – Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

    ⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

    *Mục tiêu: của tổ chức:

    +Liên kết chính trị

    +Hợp tác phát triển kinh tế, xã hội

    +Giữ vừng nền hòa bình, an ninh khu vực

    +Xau dựng khối đoàn kết để cùng phát triển

    -Mục tiêu của hiệp hội thay đổi theo thời gian

    -Tính đến năm 1999 có 10 nước gia nhập hiệp hội để cùng phát triển dựa trên nguyên tắc tự nguyện, ton trọng chủ quyền hợp tác toàn diện.

    Câu 3: 

    Sự đa dạng về hệ sinh thái

    Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

    Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

    Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.

    Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

    Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

    Câu 4:

    – Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

    – Địa hình : 

      + Đồi núi thấp chiếm ưu thế ; hướng vòng cung của các dãy núi ( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)

      + Nhiều núi đá vôi 

      + Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng

      + Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

    – Khí hậu : Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh

    – Khoáng sản : giàu than, đã vôi, thiếc,chì, kẽm…; thềm lục địa có bể dầu khí sông Hồng.

    – Sông ngòi : Mạng lưới sông ngòi dày đặc (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình)

    – Sinh vật : đai cận nhiệt đới hạ thấp, xuất hiện nhiều loài cây thực vật phương Bắc; cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

    – Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên :

       + Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

       + Tính không ổn định của thời tiết

    Bình luận

Viết một bình luận