Câu 1: Nêu đặc điểm của các loại biển báo thông dụng. Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào? Câu 2: Nêu

Câu 1: Nêu đặc điểm của các loại biển báo thông dụng.
Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào?
Câu 2: Nêu qui định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 3: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được ra đời vào năm nào? Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo qui định của Liên hợp quốc.
Câu 4: Nêu qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân.
Câu 5: Nêu qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Câu 6:Tình huống: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Theo em Tuấn đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là tốt nhất?
Câu 7.Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
a. – Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
b. Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc nghe điện thoại của người khác

0 bình luận về “Câu 1: Nêu đặc điểm của các loại biển báo thông dụng. Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào? Câu 2: Nêu”

  1. biển cấm: 

    + hình tròn

    + nền trắng

    + hình nahr bên trong màu đen

    + viền đỏ

    biển báo nguy hiểm:

    + hình tam giác

    + viền đỏ

    + nền vàng

    + hinh màu đen

    biển chỉ dẫn:

    + hình vuông/ chữ nhật

    + nền xanh

    + hình vẽ trắng

    câu 3:

    ta phải tuân theo:

    + đèn tín hiệu giao thông

    + tuân theo luật lệ giao thông

    câu 2:

    quy định:

    + không được tự ý vào nhà người khác khám xét nhà mà chưa có sự đồng ý của chủ nhà hoặc cơ quan có thẩm quyền trừ một số trường hợp đặc biệt.

    câu 3:

    – ngày 20 tháng 12 năm 1990

    – Quyền sống còn

    Quyền tham gia

    Quyền phát triển

    Quyền bảo vệ

    câu 4:

    – Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

    – Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng những thứ ấy của người khác

    câu 6

    – tuấn đã vi phạm quyền bảo vệ của công dân

    – hải có thể:

    + cầu cứu người gần nhất

    + giải thích cho tuấn hiểu

    +nói cho ch mẹ biết

    – cách giải thích cho tuấn hiểu là tốt nhất

    câu 7:

    a) em sẽ nói rõ là bố mẹ vắng nhà và hẹ người ấy lần sau

    b) em sẽ khuyên nhủ bạn không lmf như thế nữa và giải thích cho bn ấy hiểu quy định về luật.

    Chúc bn hok tốt!!

    Bình luận
  2. Câu 1:
    – Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen.
    – Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen.
    – Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. 

    *Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
    Câu 2:
    *Hiến pháp 2013, Điều 22 (trích)
    – Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
    – Việc khám xét chỗ ở do luật định.
    Câu 3:
    – Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm 1989.
    – Các nhóm quyền cơ bản có thể chia thành 4 nhóm:
    a) Nhóm quyền sống còn
    b) Nhóm quyền bảo vệ
    c) Nhóm quyền phát triển
    d) Nhóm quyền tham gia
    Câu 4:
    *Pháp luật nước ta quy định
    – Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
    – Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
    Câu 5:

    – Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
    – Trẻ em có nghĩa vụ hoàn thành cấp học phổ cập theo quy định của Nhà nước.
    – Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.
    Câu 6:
    – Theo em Tuấn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
    – Trong trường hợp đó Hải có thể:
    + Gọi người lớn để giải quyết.
    + Đánh lại Tuấn
    + Báo cáo lên Nhà nước để được xử lí kịp thời.
    – Gọi người lớn để giải quyết là cách tốt nhất trong những cách vừa rồi
    Câu 7:
    a. Em sẽ bảo người đó quay lại khi bố mẹ em về.
    b. Em sẽ khuyên bạn rằng xâm phạm quyền riêng tư của người khác là không tốt đâu, nếu cậu bị xâm phạm quyền riêng tư của mình thì cậu có thích không?
    Mong nhận đc ctlhn

    Bình luận

Viết một bình luận