Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Đông á? Vì sao phần Hải Đảo mùa Đông vẫn có mưa và ấm hơn phần Đất liền? Câu 2 : Nêu đặc điểm Khí hậu

By Genesis

Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Đông á? Vì sao phần Hải Đảo mùa Đông vẫn có mưa và ấm hơn phần Đất liền?
Câu 2 : Nêu đặc điểm Khí hậu và Sông ngòi khu vực Nam Á? Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá Khí hậu Nam Á? Chờ ví dụ chứng minh.
Câu 3 : Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản? Vì sao Nhật Bản đạt được những thành tựu đó?
Câu 4 : Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của Trung Quốc? Vì sao Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế đó?
Câu 5 : Nêu đặc điểm sông ngòi Châu Á?
Câu 6: Thiên nhiên Châu á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?.
Câu 7 : Nêu cách tính Mật độ Dân số
Mb tl đầy đủ + chính xác nhất dùm mk nha. Mai mk KTHK I r ):

0 bình luận về “Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Đông á? Vì sao phần Hải Đảo mùa Đông vẫn có mưa và ấm hơn phần Đất liền? Câu 2 : Nêu đặc điểm Khí hậu”

  1.  Câu 1 * Đặc điểmđịa hình                                                                                                                          Địa hình phần đất liền Địa hình phần hải đảo  – Phần đất liền chiếm tới 83,7%diện tích  lãnh thổ.  – Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên  cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở  nửa phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng  hà bao phủ quanh năm.  – Nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình  Dương”.  – Đây là miền núi trẻ thường có động  đất và núi lửa hoạt động gây tai họa  cho nhân dân. – Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. – Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. – Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là núi

    * Khí hậu 

    Khí hậu
    * Đất liền :
    + Phía Tây: Cận nhiệt lục địa quanh năm khô hạn
    + Phía Đông có khí hậu Gió mùa ẩm
    + Khí hậu Gió mùa ẩm, mùa Đông có mưa

    * Hải đảo :

    + Khí hậu gió mùa ẩm . Cảnh quan rừng

    * Giải thích

    +Vì vào mùa đông có gió Tây Bắc thổi qua vùng biển ở đây nên phần hải đảo của Đông Á vẫn có mưa

     Câu 2

    * Đặc đểm

    Khí hậu
    – Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
    + Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, về mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, có gió mùa tây nam nóng ẩm từ Ân Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á.
    + Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
    + Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500 m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100 mm.
    – Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 – 500 mm.
    – Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
    * Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ân, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
    * Cảnh quan tự nhiên đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao

    * Địa hình là nhânn tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hoá khí hậu

    Câu 3 :

    – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, kinh tê’ khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 – 1973.  Nguyên nhân chủ yếu: chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gán liền với áp dụng kĩ thuật mới; tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn; duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công. – Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuôhg. Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%. – Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. – Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, tài chính. GDP đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì. 

    Câu 4 

    Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD.[15] GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng

    Câu 5

    – Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
    – Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
    ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
    Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
    Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
    Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
    Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát.
    – Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

     Câu 6

    Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

    Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc …

    Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt…) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

    – Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

    Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

    Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt… thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

    Câu 7

    số người / diện tích (đơn vị là người/km2)

    Trả lời

Viết một bình luận