câu 1:Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực?
câu 2:Tại sao lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Điều đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người trên trái đất?
câu 3: Tại sao Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh và vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?
câu 4: Nêu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu của Châu Nam Cực?
Câu 1:
– Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
Câu 2:
– Vì: Sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.
– Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam Cực:
+ Làm cho mực nước các đại dương dâng lên
+ Đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.
Câu 3:
Vì:
+ Khí hậu lạnh khắc nhiệt , trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại .
+ Có một số động vật và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.
Câu 4:
– Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu muộn nhất.
– Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
Xin hay nhất !!
@Khoa
câu 1:Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực?
⇒ Đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực:
– Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2 .
– Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.
-Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
câu 2:Tại sao lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Điều đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người trên trái đất?
⇒ Lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn: do khí hậu của Trái Đất ngày càng nóng dần lên do tác động từ điều kiện thiên nhiên và lối sống của con người. Ảnh hưởng từ hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường.
⇒ Điều đó có ảnh hưởng đến đời sống của con người trên trái đất là:
– Băng tan sẽ làm nước biển dâng lên, ngập vào các con sông và gây ra ngập lụt.
– Ảnh hưởng đến việc lao động và kinh tế của chúng ta.
– Làm sói mòn đất, thiệt hại đất canh tác.
– Gây nguy hiểm cho các tàu bè khi gặp tảng băng trôi.
câu 3: Tại sao Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh và vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?
⇒ Ở vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống vì:
– Có nguồn thức ăn như: cá, tôm và phù du sinh vật khá dồi dào.
– Các loài động vật sinh sống tại đây cũng có cấu trúc cơ thể thích nghi được với cái lạnh của băng giá: chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo có lớp mỡ dày tác dụng giữ nhiệt tốt.
– Vùng ven bờ ấm hơn trong nội địa.
câu 4: Nêu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu của Châu Nam Cực?
⇒ Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu của Châu Nam Cực:
– Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu muộn nhất.
– Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
– Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Ki, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản… xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.