Câu 1: Nêu địa điểm của ải Chi Lăng. Câu 2: Nhận xét về việc quản lí đất nước thời Hậu Lê Câu 3: Văn học và khoa học thời Hậu Lê Trả lời đầy đủ nhé

Câu 1: Nêu địa điểm của ải Chi Lăng.
Câu 2: Nhận xét về việc quản lí đất nước thời Hậu Lê
Câu 3: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Trả lời đầy đủ nhé

0 bình luận về “Câu 1: Nêu địa điểm của ải Chi Lăng. Câu 2: Nhận xét về việc quản lí đất nước thời Hậu Lê Câu 3: Văn học và khoa học thời Hậu Lê Trả lời đầy đủ nhé”

  1. 1

    Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng, bên con đường quốc lộ số 1A mà trước kia là đường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô. Con đường sắt xuyên Việt với ga trung tâm là ga Trăm Năm (cách Hà Nội 105 km), được xây dựng từ thời Pháp thuộc tạo thuận lợi cho thông thương lên vùng Đông Bắc Việt Nam và ít nhiều làm giảm tính chất hiểm địa của cửa ải.

    Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.

    Tại Ải Chi Lăng còn có Thành Chi Lăng ở vào cây số 109 tính từ Hà Nội và tới cây số thứ 154 thì tới tỉnh lỵ Lạng Sơn, theo Đi thăm đất nước của Hoàng Đạo Thúy. Theo Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Thành cổ tại Ải Chi Lăng do quân Minh đắp trong thời gian xâm lược Việt nam có chu vi 154 trượng và cao 5 thước, nay chỉ còn nền cũ. Ở gần cửa Nam của thành còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội (nơi trú đóng của đội quân Hoàng tráng thứ 20).

    Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải). (Theo văn học có thể ám chỉ được nhưng theo sử học và quân sự học tương quan lực lượng lấy ít địch nhiều, bất ngờ mai phục nên Liễu Thăng bị trúng tên ,giáo, mác trọng thương chạy ngược lại hơn 10 km ngã xuống chết thì đã gặp đại quân rồi địch đông lắm không ai có thể xông vào chặt lấy được đầu Liễu Thăng đâu.)

    2

    Nhà Hậu Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.

    3

     Văn học thời Hậu LêThời Hậu Lê văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm cũng không ngừng phát triển

    Tác phẩm văn học chữ Hán nổi tiếng: Bình ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú..

    Tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng: Quốc âm thi tập, ức trai thi tập của Nguyễn Trãi hay Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông…

    Khoa học thời Hậu Lê

    Về lịch sử:

    Bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách lịch sử đầu tiên của nước ta.

    Nguyễn Trãi có bộ Lam Sơn thực lục ghi lại rõ ràng toàn bộ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Về địa lí: Tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi  xác định rõ lãnh thổ nước ta…

    Về toán học: Cuốn Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh đã tập hợp những kiến thức toán học đương thời.

    Lĩnh vực y học cũng đạt được những thành tựu mới.

    Bình luận
  2. ải Chi Lăng ở Lạng Sơn.

    bộ máy hành chính.

    dưới thời Hậu Lê(thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được thành tựu đáng kể.

    Bình luận

Viết một bình luận