Câu 1: Nêu khái quát thành tựu giáo dục, thi cử thời Lê sơ và nhận xét? Những giá trị nào về giáo dục, thi cử còn đến ngày nay? Liên hệ bản thân?
Câu 2: Sưu tầm tư liệu lịch sử nói về việc học tập, thi cử thời Lê sơ và các tấm gương, các nhân vật đỗ đạt được lưu danh?
– Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
– Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
– Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
CÂU 1
* Khái quát thành tựu giáo dục, thi cử thời Lê Sơ:
– Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
– Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
* Nhận xét:
– “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
– Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
CÂU 2.
Nguyễn Hiền
Là vị trạng nguyên đầu tiên,đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.Dù nhỏ tuổi nhưng lại được những thành công như vậy khiến chúng ta không thể không nể phục lòng hiếu học của ông.Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng thuộc diện khó khăn.Khi cha ông mất sớm.Ông sống cùng với mẹ ở một ngôi chùa.Vì là chủ cả gia đình,nên mẹ ông phải làm rất nhiều công việc để lo cho gia đình.Còn Nguyễn Hiền khi ấy là một cậu bé tư chât thông minh,ông thường không có nhiều bạn cũng như không ham chơi.Mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi việc học,ông thường lân la ở các lớp học trong làng,để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa,sách vở.Vốn trời phú,thông minh lanh lợi.Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10.Chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa.Thậm chí còn giỏi hơn cả các đàng anh khóa trên.Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác,rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’.Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam
Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử.Vốn tư chất thông minh cùng với tính hiếu học,ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều thứ hay.Bản thân ông cũng là đứa trẻ năng động.Ông đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng.Như là lấy quả bưởi làm bóng để đá còn có cả thả diều, câu cá, bẫy chim.Vừa vui chơi nhưng lại vừa hiếu học.Tròn 20 tuổi ông đã sở hữu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng.Năm 1463 Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi.Và được vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài.Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.ông hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện.Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo …), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)…