Câu 1: Nêu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện? Câu 2: Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế

Câu 1: Nêu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện?
Câu 2: Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế

0 bình luận về “Câu 1: Nêu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện? Câu 2: Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế”

  1. Khi chúng ta cấp cho nồi cơm một nguồn điện, đồng thời chúng ta bật chế độ nấu thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấn lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm, cần gạt được giữ nguyên vị trí, cho dù chúng ta thả tay ra.

    Bộ điều khiển sẽ cấp nhiệt cho mâm nhiệt, sau đó mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng.

    Khi có nhiệt năng, nồi được làm nóng sẽ khiến gạo và nước bên trong được đun sôi và tạo thành cơm.

    Trong suốt quá trình nấu, vỏ nồi cơm sẽ có vai trò giữ nhiệt độ ổn định. Khi gạo nở tới mức nhất định, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm (chế độ Warm).

    Van thoát hơi nước cũng tham gia vào quá trình nấu, giúp điều chỉnh mức nước, mức áp suất trong nồi cơm điện.

    Nhìn chung, các loại nồi cơm điện đều sẽ có nguyên lý hoạt động như trên chỉ khác một chút ở hoạt động của bộ điều khiển mà thôi.

    Bình luận
  2. Câu 1: Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện:

    – Khi cắm điện và bật nút nấu, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng `->` soong được làm nóng `->` đun sôi gạo với nước được đựng ở soong `->` cơm

    Câu 2: 

    – Mối ghép không tháo được

    + Mối ghép hàn trong khung xe đạp

    + Mối ghép bằng đinh tán ở chuôi dao

    – Mối ghép tháo được:

    + Mối ghép ren ở nắp chai nước

    + Mối ghép bằng chốt trong cổ phuốc.

    Bình luận

Viết một bình luận