Câu 1:Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất? Câu 2: Tại sao các quan

Câu 1:Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
Câu 2: Tại sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX ? Vì sao các đề nghị cải cách này đều không đc thực hiện?
Câu 3:Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Câu4 : trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, về kinh tế thực dân Pháp đã tiến hành khai thác những gì ở nước t. Em có nhận xét gì về kinh tế VN đầu TK XX

0 bình luận về “Câu 1:Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất? Câu 2: Tại sao các quan”

  1. * Chính sách của thực dân Pháp:

    + Chính trị : Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

    + Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

    – Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.

    – Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

    – Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

    + Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.

    + Văn hóa, giáo dục: hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần. 

    2

    * Bối cảnh:

    – Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

    – Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

    – Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây. Một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước phong kiến. Trong bối cảnh đó trào lưu cải cách duy tân ra đời.

    * Kết cục:

    – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

    3

    – Nguyên nhân: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Chứng kiến hiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng vẫn không đi đến thắng lợi. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, có lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân xâm lược đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

    Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

    – Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

    – Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

    – Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

    – Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

    – Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

    Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc

    Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó, chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước.

    Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:

    – Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

    – Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.

    – Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.

    – Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

    Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.

    Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.

    Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:

    – Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

    – Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    – Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

    – Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

    – Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

    4

     Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

    – Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.

    – Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

    – Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

    Nhận xét:

     Thực dận Pháp Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam, thu lợi nhuận, độc chiếm thị trường Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp và đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

    – Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối: Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực

    Bình luận

Viết một bình luận