Câu 1:Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII?
Câu 2:Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ?
Câu 1:Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII?
Câu 2:Tại sao nhân dân ta hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ?
câu 1
Tình hình xã hội ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
– Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
– Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.
– Nông dân bị địa chủ, cường hào lẫn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.
– Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.
câu 2
Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:
Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.
Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.
=>Chính hai lí do đó đã khiến cho nhân dân ta hắng hái tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn để đánh đổ chính quyền nhà Nguyễn.
câu 1
-nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế;cuộc sống của họ ngày càng trở nên cơ cực
-chính quyền họ Nguyễn đàng trong ngày càng suy yếu
-quan lại ăn chơi xa xỉ
câu 2
-xã hội vô cùng mục nát;đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ. Chính điều đó đã làm cho lòng
căm thù và oán hận đối với chính quyền họ nguyễn nên nhân dân ta hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu