câu 1 nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (nep) ở nga ? chính sách kinh tế mới ở nga đã để lại cho việt nam bài học kinh nghiệm gì ?

câu 1 nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (nep) ở nga ? chính sách kinh tế mới ở nga đã để lại cho việt nam bài học kinh nghiệm gì ?
câu 2 sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước châu âu như thế nào ? chứng minh tại sao nền kinh tế của các nước châu âu lại nhanh chóng được phục hôi như vậy ?

0 bình luận về “câu 1 nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (nep) ở nga ? chính sách kinh tế mới ở nga đã để lại cho việt nam bài học kinh nghiệm gì ?”

  1. Câu 1: 

    Nội dung cơ bản: Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

    – Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).

    – Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng. Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.

    – Thương nghiệp và tư nhân:

    + Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đảy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn.

    + Phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ (1924).

    Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:

    – Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.

    – Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.

    – Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.

    – Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.

    Bình luận

Viết một bình luận