câu 1) Nêu nội dung các loại vi phạm pháp luật câu 2) Nêu khái niệm , ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí câu 3) Tại sao phải bảo vệ tổ quốc ? Học sinh cầ

By Bella

câu 1) Nêu nội dung các loại vi phạm pháp luật
câu 2) Nêu khái niệm , ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
câu 3) Tại sao phải bảo vệ tổ quốc ? Học sinh cần làm gì để bảo vệ tổ quốc?

0 bình luận về “câu 1) Nêu nội dung các loại vi phạm pháp luật câu 2) Nêu khái niệm , ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí câu 3) Tại sao phải bảo vệ tổ quốc ? Học sinh cầ”

    • 1.-Vi phạm pháp luật hình sự

    Ví dụ: Giết người cướp tài sản

    • -Vi phạm pháp luật dân sự

    Ví dụ: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà

    • -Vi phạm pháp luật hành chính

    Ví dụ: Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe

    • -Vi phạm kỉ luật

    Ví dụ: Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra

    2. -Khái niệm vi phạm pháp luật

    Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội.

    => Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

    -Là một hiện tượng xã hội, vi phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:

    * Dấu hiệu hành vi: vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người (ý nghĩ của con người dù đen tối, tiêu cực nhưng chưa thể hiện thành thao tác, cử chỉ thì ko phải là vi phạm pháp luật. Những hiện tượng tự nhiên dù gây thiệt hại thế nào cũng ko phải là vi phạm pháp luật)

    * Dấu hiệu trái pháp luật: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các qhxã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

    – Một hành vi được coi là trái pháp luật khi nó ko phù hợp với các quy định của pháp luật, xâm hại tới…Thông thường, một người ko phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định => sự quy định  trước của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể

    – Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều chỉnh

    * Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: vi phạm pháp luật là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý

    – Một người đc coi là có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mìh, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định => nhận thức được hành vi của mình đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội

    => Hành vi do người k có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện dù có trái pháp luật cũng ko phải là vi phạm pháp luật

    * Dấu hiệu lỗi: vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể

    – Lỗi: điều sai sót, ko nên, ko phải trong xử sự, hành động. Trong KH pháp lý, lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó.

    – Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật có kết quả của sự tự lựa chọn >< một hành vi dù trái pháp luật nhưng trong trường hợp chủ thể ko có sự lựa chọn nào khác thì người đó ko có lỗi => ko vi phạm pháp luật

    => Tóm lại, một hiện tượng cụ thể chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu này. Chỉ những hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm pháp luậtý thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật

    3. – Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông ta ngàn năm xây đắp, gìn giữ.
    – Các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại, xâm lược nước ta.
    – Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
    * là học sinh , em cần ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.
    – Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
    – Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
    – Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
    – Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
    – Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

    Trả lời

Viết một bình luận