câu 1: nêu tên tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ câu 2: nêu đặc điểm, công dụng

câu 1: nêu tên tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
câu 2: nêu đặc điểm, công dụng của trạng ngữ
mọi người giúp mình với ạ

0 bình luận về “câu 1: nêu tên tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ câu 2: nêu đặc điểm, công dụng”

  1. Câu 1:

    Đức tính giản dị của Bác Hồ

    -Tác giả:Phạm Văn Đồng(1906-2000)

    -Xuất xứ/HCST: Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

    -Nội dung:Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp

    -Nghệ thuật:

     +Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

    +Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

    +Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

    +Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

    -Ý nghĩa:

    +Ca ngợi phẩm chất cao đẹp,đức tính giản dị của Bác Hồ

    +Bài học về việc học tập,rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Câu 2:

    Trạng ngữ

    -Công dụng:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu,bổ sung cho nòng cốt câu,tức là bổ nghã cho cả cụm chủ vị trung tâm

    -Đặc điểm:Thường là những từ chỉ thời gian,địa điểm,nơi chốn,mục đích,phương tiện,cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống như thời gian,địa điểm,nguyên nhân,mục đích,kết quả,phương tiện,…

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    * tác giả: Phạm Văn Đồng (là nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn; là người học trò, cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

    * xuất xứ: trích từ bài diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”

    * hoàn cảnh sáng tác: bài diễn văn kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

    * nội dung- ý nghĩa: giản dị là đức tính nổi bật của Bác: trong đời sống, trong lời nói và bài viết. ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp

    ca ngợi đức tính giản dị của Bác; mỗi chúng ta cần học tập, noi gương Bác

    * nghệ thuật:

    – lập luận theo trình tự hợp lí:

    + luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

    + dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, giàu sức thuyết phục

    + sử dụng ngôn ngữ thấm đượm tình cảm chân thành

    – phương pháp lập luận: chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận

    Câu 2:

    * đặc điểm của trạng ngữ:

    – về mặt ý nghĩa: trạng ngữ thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. cụ thể:

    + trạng ngữ chỉ nơi chốn. ví dụ: Trên giàn hoa, những con ong đang hút mật

    + trạng ngữ chỉ thời gian. ví dụ: Đêm qua, trời mưa to

    + trạng ngữ chỉ nguyên nhân. ví dụ: Vì mưa to, sông suối đầy nước

    + trạng ngữ chỉ mục đích. ví dụ: Để vui lòng cha mẹ, Lan cố gắng học giỏi

    + trạng ngữ chỉ phương tiện. ví dụ: Bằng thuyền gỗ, họ ra khơi

    + trạng ngữ chỉ cách thức. ví dụ: Với quyết tâm cao, họ lên đường

    – về hình thức: 

    + trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu

    + giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết

    * công dụng của trạng ngữ:

    + xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác

    + nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc

    ????#ɷįᵰƫ_ᵭậᵱ_ɕɧᶏɨ ????

    Bình luận

Viết một bình luận