Câu 1: Nêu trường hợp vận dụng của động tác chạy khom ? Câu 2: Trường hợp vận dụng của động tác trườn ?

By Alice

Câu 1: Nêu trường hợp vận dụng của động tác chạy khom ?
Câu 2: Trường hợp vận dụng của động tác trườn ?

0 bình luận về “Câu 1: Nêu trường hợp vận dụng của động tác chạy khom ? Câu 2: Trường hợp vận dụng của động tác trườn ?”

  1. – Trường hợp vận dụng của động tác chạy khom

    Đi khom thường vận dụng khi gần địch trong điều kiện địa hình địa vật che đỡ che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.

    – Trường hợp vận dụng của động tác trườn

    Thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.

    Trả lời
  2. Đây bạn!

    1. Động tác đi khom

    – Trường hợp vận dụng.

    Đi khom thường vận dụng khi gần địch trong điều kiện địa hình địa vật che đỡ che khuất cao ngang tầm ngực, hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.

    – Tư thế:

    Đi khom:

    • Đi khom cao
    • Đi khom thấp

    – Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.

    • Tư thế chuẩn bị:
      • Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dùng mũi chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải (thu nhỏ mục tiêu) , hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng nghiêng sang trái đầu nòng súng cao ngang mắt trái, súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
    • Khi tiến:
      • Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến vị trí đã định.

    – Đi khom thấp, thực hiện như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn.

    – Đi khom khi có chướng ngại vật: Động tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.

    Khi mang vật chất, khí tài, trang bị súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị.

    * Chú ý:

    • Trường hợp thuận tay trái, động tác thực hiện ngược lại.
    • Khi mang súng trường, động tác đi khom như khi mang súng tiểu liên chỉ khác tay phải cầm cổ báng súng.
    • Khi đi khom người không được nhấp nhô, không ôm súng.
    • Khẩu lệnh luyện tập: “Đi khom cao chuẩn bị – Tiến”; “Đi khom thấp”

    Trả lời

Viết một bình luận