Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của khu vực Đông Á. Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) của khu vực Đông Á

Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của khu vực Đông Á.
Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) của khu vực Đông Á

0 bình luận về “Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của khu vực Đông Á. Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) của khu vực Đông Á”

  1. Câu 1:

     Vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á:

    – Nằm ở phía Đông Nam châu Á.

    – Tiếp giáp các đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trên đất liền giáp với khu vực Đông Á, Nam Á.

    – Gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận: lục địa (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo (quần đảo Mã Lai), nhiều biển xen kẽ

    – Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia, giữa 2 đại dương lớn

    – Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn trên thế giới, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự trên thế giới.

    Câu 2: 

    * Địa hình và sông ngòi

    – Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

    + Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

    – Sông ngòi: 

    + 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

    + Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

    – Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa “Thái Bình Dương”, là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

    * Khí hậu và cảnh quan

    + Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

    + Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Giới han: nằm khoảng từ 20độB đến 37độB

    – Vị trí: là bộ phận nằm phía đông của châu Á

    + Bắc giáp: Bắc Á

    + Tây giáp: Nam Á

    + Nam giáp: Đông Nam Á

    + Đông giáp: Thái Bình Dương.

    Câu 2:

    *Địa hình:

    -Phần phía tây đất liền: núi cao hiểm trở, sơn nguyên đồ sộ, bồn địa cao rộng.

    -Phần phía Đông đất liền: vùng đồi núi thấp xen đồng bằng, đồng bằng màu mỡ rộng lớn.

    -Hải đảo: có nhiều núi trẻ.

    *Sông ngòi:

    -Có các con sông lớn:Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua…

    -Sông có lũ lớn về cuối mùa hạ đầu thu và cạn dần vào Đông-Xuân.

    *Khí hậu và cảnh quan:

    -Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô hạn và cảnh uan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.

    -Phần phía Đông đất liền và hải đảo: khí hậu gió màu ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu.

    Bình luận

Viết một bình luận