Câu 1: Nêu vị trí địa lí về tọa độ địa lí và đặc điểm tự nhiên ? Ý nghĩa của vị trí địa lí ? Câu 2: Phân tích đặc điểm khí hậu và hải văn Việ nam ? Th

By Amara

Câu 1: Nêu vị trí địa lí về tọa độ địa lí và đặc điểm tự nhiên ? Ý nghĩa của vị trí địa lí ?
Câu 2: Phân tích đặc điểm khí hậu và hải văn Việ nam ? Theo em ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ?
Câu 3: Chứng minh rằng nước ta giàu tài nguyên khoáng sản ?

0 bình luận về “Câu 1: Nêu vị trí địa lí về tọa độ địa lí và đặc điểm tự nhiên ? Ý nghĩa của vị trí địa lí ? Câu 2: Phân tích đặc điểm khí hậu và hải văn Việ nam ? Th”

  1. Câu 1:

    1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

    – Vị trí nội chí tuyến

    – Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

    – Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    – Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

    – Ý nghĩa tự nhiên:

    + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

    + Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…– Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

    Câu 2:

    Đặc điểm khí hậu và hải văn biển

    Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

     Chế độ gió:

    + Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

    + Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại đạt tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

    + Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

    Các biện pháp:

    – Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

    – Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

    – Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

    – Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

    – Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ

    – Chế độ nhiệt:

    + Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

    + Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 23 o c.

    – Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm. Ví dụ: lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

    Câu 3: 

    − Tài nguyên khoáng sản

    + Nguồn muối vô tận.

    + Nhiều sa khoáng với trữ lượng muối công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).

    + Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa)

    − Nguồn lợi sinh vật biển

    + Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

    + Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).

    + Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ)

    Chúc bn học tốt! 

    Trả lời

Viết một bình luận