Câu 1. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy?
Câu 2. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Theo em cơ sở nào là quan trọng nhất?
Câu 3. Những thành tựu văn hóa nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông? Hãy kể tên ít nhất 3 công trình kiến trúc là kỳ quan thế giới thời cổ đại?
Câu 4. Em hiểu thế nào là nông lịch? Vì sao nói nông lịch có tác dụng tích cực đối với cư dân phương Đông? Cho ví dụ?
Câu 5. Lập bảng so sánh tổng quất giữa P.Đông cổ đại và P.Tây cổ đại theo mẫu sau:
Câu 6. Vì sao nói khoa học đến thời kỳ Hy Lạp và Rôma mới thật sự trở thành khoa học? Cho ví dụ?
Câu 7. Những chính sách tiến bộ và biểu hiện phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường?
Câu 8. Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? Nhận xét?
Câu 9. Hãy cho biết Sự thành lập, chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn đối với Ấn Độ?
Câu 10. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn.
câu 1
Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Câu 2.
Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông
Sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.
Để huy động được nhiều nhân công làm thuỷ lợi, các công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”. Khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.
Ở lưu Vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành, ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời trên lưu vực sông An từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN.
Chế độ công xã nguyên thuỷ ở Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.
Như thế, các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên ki IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
– Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
– Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
Những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: Vua-> Quý tộc -> Nông dân công xã -> Nô lệ.
Câu 3.
– Lịch và thiên văn học:
Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có tác dụng ngay đôi với việc gieo trồng
– Chữ viết
+ Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
+ Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại
– Toán học:
+ Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ,…
– Kiến trúc:
+ Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,…
+ Các công trình này thường đồ sộ, thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế. Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
câu 4
Nông lịch thường gọi là âm lịch, là một loại âm dương lịch hiện vẫn còn được sử dụng ở các quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Về thực chất, nó là một loại âm dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả, mua sắm những đồ vật có giá trị lớn vân vân. Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Các loại nông lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là gần giống như lịch của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với nông lịch Trung Quốc về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận.
câu 5
+++++ Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
+++++ Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
câu 6
* Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:
– Lịch, thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.
– Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.
– Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:
– Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.
– Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…
– Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
Câu 7
– Kinh tế:
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
– Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Câu 8.
– Tư tưởng:
+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường
– Sử học
Quảng cáo
+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
+ Thời Đường, Sử quán được thành lập
– Văn học
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
– Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…
– Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
– Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,….
câu 9
* Những chính sách cai trị của người Hồi giáo (Vương triều Hồi giáo Đê-li):
– Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
– Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
– Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên căng thẳng.
* Những chính sách cai trị của người Mông Cổ (Vương triều Mô-gôn):
– Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
– Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
câu 10
GIỐNG NHAU:
– cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
– tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
– áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
– năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
– chính sách cai trị:
+ truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+ văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
* ẤN ĐỘ MÔGÔN:
– vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều MOGÔN (1526-1707)
– chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua Acoba (1556-1605)
+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
1.Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
2.- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
– Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
3.
– Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
– Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
– Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
– Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…
4.Nông lịch thường gọi là âm lịch, là một loại âm dương lịch hiện vẫn còn được sử dụng ở các quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Về thực chất, nó là một loại âm dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả, mua sắm những đồ vật có giá trị lớn vân vân. Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Các loại nông lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là gần giống như lịch của người Trung Quốc.
5.
Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
6.
– Lịch, thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
– Chữ viết:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.
– Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.
– Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…
* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:
– Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.
– Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…
– Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
7.
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
Quảng cáo
+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
– Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
8.
* Về tư tưởng:
– Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
– Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường.
* Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.
* Văn học:
– Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…
– Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:
– Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
– Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,…
– Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
* Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… còn được lưu giữ đến ngày nay.
9.
* Những chính sách cai trị của người Hồi giáo (Vương triều Hồi giáo Đê-li):
– Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
– Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
– Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên căng thẳng.
* Những chính sách cai trị của người Mông Cổ (Vương triều Mô-gôn):
– Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
– Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
10.
GIỐNG NHAU:
– cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
– tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
– áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
– năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
– chính sách cai trị:
+ truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+ tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+ văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
* ẤN ĐỘ MÔGÔN:
– vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều MOGÔN (1526-1707)
– chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua Acoba (1556-1605)
+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.