Câu 1: Nhà Lương siết chặt ách đo hộ đối với nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương? Câu 2: Trình bày nét chính về

Câu 1: Nhà Lương siết chặt ách đo hộ đối với nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương?
Câu 2: Trình bày nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Việc nhân dân ta lập đền thờ Mai Hắc Đế nói len điều gì?
Câu 3: Người Chăm-pa đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?

0 bình luận về “Câu 1: Nhà Lương siết chặt ách đo hộ đối với nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương? Câu 2: Trình bày nét chính về”

  1. Câu 1:

    – Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.

    Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

    – Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

    – Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

    Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

    – Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận.

    ⟹ Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

    Câu 2:

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

    – Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

    – Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

    – Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

    Câu 3:

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

    – Nông nghiệp:

    + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

    + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

    + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

    – Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

    – Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

    * Văn hóa:

    – Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    – Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    – Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

    Bình luận

Viết một bình luận