Câu 1: Nhiệt kế y tế có đặc điểm chỗ gần bầu, ống quản bị thắt nhỏ lại.
Em hãy giải thích vì sao phải làm như thế?
Câu 2:
a) Nhúng một quả bóng bàn vừa bị bẹp vừa bị hở một lỗ vào nước nóng thì quả bóng bàn có phồng lên được không? Giải thích tại sao?
b) Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trời trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
Câu 3:
a)Tại sao khi đổ đầy nước vào chai thủy tinh, nút thật chặt để chai nước vào ngăn làm đá cuả tủ lạnh thì chai có thể bị vỡ?
b) Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Câu 4:
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 5:
Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
Câu 6:
Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.
a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?
b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
c. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng
có trọng lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ
là bao nhiêu?
Đáp án:
2 . Được
Giải thích các bước giải:
2. Vi Quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng không khí trong quả bóng bàn no ra va phòng lên như cũ
1 Ở gần bầu thủy ngân, ống quản của nhiệt kế y tế y tế có chỗ bị thắt nhỏ lại để ngăn không cho thủy ngân tụt xuông bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.
2 a, Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
b, Xe đạp khi bơm căng , nếu để ngoài trời nắng sẽ xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt mà chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên phần khí bên trong sẽ nở to. Khi chất khí đang co dãn mà có vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn dẫn đến nổ lốp.
3 a, Vì nước và thuỷ tinh nở vì nhiệt khác nhau,do đó sẽ cùng tác dụng lực lên nhau,gây nên bị vỡ.Mà bình thuỷ tinh lại bị đậy kín nên có thể dẫn đến làm nổ bình,có thể gây thương tích.
b, Bạn đó phải làm như sau: dùng nước đá đổ vào cốc trong, ngâm cốc ngoài vào nước nóng. Làm như vậy thì cốc trong co lại, cốc ngoài giãn ra và chúng tách nhau ra.
4 Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì không khí bên ngoài tràn vào bên trong phích, khi đóng nút lại, không khí lạnh bên ngoài bị nóng lên thì nở ra, đẩy nút phích lên. Để tránh hiện tượng này thì không nên đậy nút ngay, để không khí lạnh tràn vào nóng lên nở ra hết rồi mới đậy nút lại.
5 Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở giữa hai thanh vì khi trời nóng hay bị tàu hỏa nhiều lần ma sát, các thanh ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
6 a, số 1 là ròng rọc cố định , số 2 là ròng rọc động
b, Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó,cường độ lực: F bằng P
=> Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều. …
-Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực; cường độ lực: F. Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.
d, Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực và ròng rọc cố định cho ta lợi về hướng kéo vật nên lực kéo cần dùng để kéo vật là:
F=$\frac{P}{2}$ =$\frac{1000}{2}$ =500N
chúc bạn học tốt